Vào cuối những năm 1950, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không ở Mỹ đã tăng lên một cách nhanh chóng. Từ đó, các sân bay bắt đầu mở rộng để đáp ứng nhu cầu của hành khách. Những sân bay lớn có nhiều cổng và nhà ga được đặt xa nhau nên hành khách phải di chuyển nhiều hơn.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách, băng tải bộ đã được thiết kế và đưa vào sử dụng đầu tiên tại sân bay Dallas Love Field (DAL) vào năm 1958. Băng tải bộ giúp những hành khách đỡ mệt mỏi hơn và hỗ trợ những người không thể đi bộ đường dài.
Khoảng nghỉ ngắn
Đối với những sân bay lớn, việc di chuyển để tìm các cổng mất rất nhiều thời gian. Thông thường bạn phải đi bộ khá xa để tìm nơi bạn muốn đến. Điển hình là sân bay Quốc tế Philadelphia (PHL), bạn phải đi bộ khoảng 2,4 km để đi từ nhà ga A đến nhà ga F.
Những hành khách mang theo hành lý thường chọn các băng tải bộ để nghỉ ngơi giữa các quãng đường. Ngoài ra, hành khách còn có thể đi trên băng tải bộ để tăng tốc độ di chuyển.
Kiểm soát hoạt động di chuyển
Băng tải bộ giúp hành khách di chuyển dễ dàng hơn (Ảnh: The Retirement Manifesto)
Trong các sân bay, việc kiểm soát hoạt động di chuyển của hành khách là rất cần thiết để tránh trường hợp tắc nghẽn. Các sân bay thường dùng băng tải bộ để điều hướng lối di chuyển của hành khách theo nhiều hướng khác nhau.
Giới thiệu nghệ thuật và văn hóa
Các băng tải bộ được trang trí nhiều màu sắc (Ảnh: Southeast Texas Record)
Khi các băng tải bộ dần trở nên cần thiết với các nhà ga lớn, những sân bay muốn nâng cao trải nghiệm du lịch và giới thiệu văn hóa địa phương. Các sân bay thường đặt các tác phẩm nghệ thuật và điêu khắc trên tường và trần nhà dọc theo các lối đi. Hành khách có thể tự do trải nghiệm các văn hóa địa phương thông qua nghệ thuật thị giác.