Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống

Hoàng Thùy, Theo Tổ Quốc 14:00 03/01/2023
Chia sẻ

(Tổ Quốc) Được khai trương vào ngày 22/2/2022, văn phòng mới của Microsoft Việt Nam tại Hà Nội hiện là một trong những văn phòng thông minh bậc nhất của Tập đoàn Microsoft trên toàn cầu. Tọa lạc tại Capital Place - tòa nhà văn phòng đắt giá nhất Thủ đô, đại bản doanh của Microsoft Việt Nam được thiết kế để phục vụ mô hình làm việc kết hợp (hybrid) linh hoạt.

Công nghệ hiện đại hài hòa văn hóa truyền thống

Kiến trúc tại văn phòng Microsoft ở Hà Nội được thiết kế theo tiêu chuẩn của Microsoft trên toàn cầu, có sự phối hợp với đội ngũ trong nước để tạo ra không gian kết hợp hài hòa giữa thiết kế hiện đại và nét đẹp truyền thống của Việt Nam.

Ngay lối vào là bức tường in hình trống đồng cùng các ký tự nhị phân kinh điển của giới công nghệ.

Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 1.

Không gian mở được Microsoft thiết kế để tiếp đón khách và đối tác, cũng là không gian sinh hoạt chung của nhân viên. Các thiết kế mang đậm màu sắc Việt Nam như mây tre đan trên trần nhà, mái ngói gạch nung, bức tường phố cổ Hội An,... được đưa vào không gian một cách tinh tế.

Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 2.

Ánh sáng trong văn phòng dịu nhẹ, tận dụng tối đa nguồn sáng từ tự nhiên. Ngoài ra, các công nghệ liên quan đến IoT, cảm biến tự động được lắp đặt trên trần giúp đo lường tất cả dữ liệu, như số lượng người ra vào và có mặt trong phòng. Từ đó hệ thống điều chỉnh nhiệt độ điều hoà, ánh sáng cho phù hợp.

Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 3.
Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 4.
Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 5.
Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 6.

Chiếc Phone booth được thiết kế cách âm gần như tuyệt đối với không gian bên ngoài. Khách hàng hoặc đối tác đến văn phòng Microsoft Việt Nam có thể vào trong booth để họp hoặc nghe điện thoại, vừa đảm bảo tính bảo mật, riêng tư, vừa không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 7.

Các phòng họp được đặt tên theo những địa danh nổi tiếng của Việt Nam. Phòng họp lớn là nơi diễn ra hội thảo, đào tạo hoặc họp toàn công ty. Không gian này cũng được lắp đặt các thiết bị cảm biến và hệ thống âm thanh tự động. Thiết bị âm thanh có thể thu âm và khuếch đại ra loa ở các góc phòng, để nhân viên dù ngồi ở vị trí nào cũng có thể nghe rõ.

Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 8.
Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 9.
Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 10.

Khu vực làm việc của nhân viên Microsoft Việt Nam cũng được thiết kế hài hòa giữa tính hiện đại và văn hóa truyền thống Việt Nam.

Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 11.
Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 12.
Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 13.

Công ty theo đuổi mô hình làm việc linh động, không yêu cầu nhân viên bắt buộc phải có mặt tại văn phòng, mà có thể làm việc tại bất cứ đâu, miễn sao hoàn thành các nhiệm vụ của mình. Do đó, nhân viên thường không có chỗ ngồi cố định. Mỗi nhân viên của Microsoft sẽ có một tủ Locker để đựng đồ dùng cá nhân, thay vì bày trí đồ dùng cá nhân lên bàn.

Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 14.
Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 15.

Những phòng họp nhỏ với kích thước khác nhau được đặt xung quanh văn phòng, cũng được trang bị nhiều thiết bị để giúp hạn chế tối đa các thao tác của nhân viên phải thực hiện, đồng thời tối đa hóa trải nghiệm người dùng. Đơn cử như công nghệ trình chiếu khi họp online và họp tại chỗ, camera AI giúp hiển thị cả những dòng chữ bị chắn bởi người viết để người tham gia online vẫn nhìn thấy.

Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 16.
Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 17.
Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 18.
Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 19.

Bên cạnh các thiết kế hiện đại tạo sự thuận tiện và thoải mái cho nhân viên, Microsoft còn tích hợp các giải pháp và công nghệ AI vào các tác vụ công việc, từ đó giúp nâng cao đời sống tinh thần cho nhân viên. Hằng ngày, các “trợ lý văn phòng ảo” sẽ giúp nhân viên biết được những việc cần làm trong ngày và gợi ý những tài liệu liên quan để giúp nhân viên hoàn thành công việc đó. Ngoài ra, trợ lý ảo còn cho biết bản thân nhân viên đó có đang quá tải hay không, từ đó báo cho quản lý cấp trên rằng nhân viên nào đang bị quá tải trong khoảng thời gian quá dài.

Mục sở thị văn phòng Microsoft Việt Nam

Phòng nghỉ ngơi có ghế massage cùng hệ thống loa bluetooth, ánh sáng dịu nhẹ giúp nhân viên thư giãn. Phòng mẹ và bé được trang bị đầy đủ các thiết bị như bồn rửa, giường nghỉ, tủ lạnh trữ sữa... để hỗ trợ các nhân viên có con nhỏ.

Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 21.
Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 22.

Thiết kế nổi bật văn hóa đa dạng, không bỏ ai lại phía sau

Một điểm nhấn đặc biệt trong văn phòng Microsoft là mọi thiết kế đều được cân nhắc để phù hợp với mọi đối tượng sử dụng, đảm bảo tính đa dạng, không bỏ ai lại phía sau và dễ sử dụng cho tất cả mọi người. Cửa ra vào trong văn phòng được tích hợp công nghệ “no-touch” và mở tự động nhằm giúp những người khuyết tật có thể dễ dàng di chuyển. Phòng họp lớn của Microsoft Việt Nam được trang bị thêm công nghệ hỗ trợ người khiếm thính để họ có thể nghe tốt nhất.

Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 23.

Mỗi phòng họp đều được gắn biển tên có ngôn ngữ dành cho người khiếm thị.

Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 24.

Bàn làm việc của nhân viên được thiết kế để có thể nâng lên cao hoặc hạ xuống thấp cho những người khuyết tật dễ dàng sử dụng cũng như giúp nhân viên có thể thoải mái thay đổi tư thế làm việc từ ngồi sang đứng hoặc ngược lại. Ổ cắm điện đồng thời là ổ sạc không dây cho điện thoại. Dây cáp không chỉ giúp hiển thị nội dung ra màn hình lớn mà còn hỗ trợ sạc cho máy tính.

Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 25.
Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 26.

Không phải môi trường “cool” nhưng tạo ra những điều “cool”

Thành lập văn phòng tại Việt Nam từ năm 1996, Microsoft Việt Nam ưu tiên đặt con người và văn hóa đa dạng không bỏ ai lại phía sau (D&I) là trung tâm trong mọi hoạt động. Mọi nhân viên - bất kể là ai và vị trí là gì - đều có thể tiếp cận các khóa đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng mềm, các chương trình hỗ trợ tài chính cá nhân, hay các hoạt động nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.

Nói về tiêu chí tuyển chọn người tài, bà Nguyễn Quỳnh Trâm - Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam chia sẻ: “Tại Microsoft, chúng tôi luôn nói với các ứng viên rằng: nếu bạn đang tìm một môi trường ‘cool’ để làm việc thì Microsoft không phải là nơi phù hợp, nhưng nếu bạn đang tìm một môi trường để bạn có thể làm được những điều ‘cool’ cho mọi người, thì Microsoft là nơi hoàn toàn phù hợp với bạn.

Sứ mệnh của chúng tôi là trao quyền cho mọi cá nhân và tổ chức trên thế giới để họ đạt được nhiều thành tựu hơn. Nên nếu bạn là người cởi mở, có tinh thần học hỏi, có sự sáng tạo và mong muốn tạo ra sự khác biệt và điều tốt đẹp cho mọi người, mọi tổ chức, trong đó có cả những người khuyết tật, hãy gia nhập đội ngũ Microsoft Việt Nam”.

Văn phòng Microsoft Việt Nam: Công nghệ hiện đại AI, IoT,... hài hòa với văn hóa truyền thống - Ảnh 27.

Bà Nguyễn Quỳnh Trâm - Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam

Bà Nguyễn Quỳnh Trâm cũng lưu ý, theo thống kê trong năm 2021 trong khi Việt Nam cần 450.000 nhân lực CNTT thì tổng số lập trình viên hiện tại chỉ là 430.000, có nghĩa là 20.000 vị trí lập trình viên sẽ không được lấp đầy trong tương lai gần. Sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và các yêu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể, hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh viên (chiếm gần 30%) trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành CNTT đáp ứng được những kỹ năng và yêu cầu của doanh nghiệp cần.

Do đó, Việt Nam cần tích cực triển khai nhiều sáng kiến và chương trình rút ngắn khoảng cách nguồn nhân lực CNTT hơn nữa để có thể đáp ứng được nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030. “Thứ nhất, từ khía cạnh trường học, chúng ta cần xây dựng và phát triển nhiều hơn nữa các khóa học và chương trình học về CNTT, để có thể đáp ứng được nhu cầu đăng ký tuyển sinh của các em hàng năm. Thứ hai, từ khía cạnh doanh nghiệp, cần triển khai thêm các chương trình và dự án đào tạo, nâng cao trình độ và kinh nghiệm thực tiễn trong ngành CNTT cho cả đối tượng sinh viên và người lao động”.

Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam cho hay, riêng Microsoft, khi đại dịch Covid xảy ra trên toàn thế giới vào đầu năm 2020, Tập đoàn đã triển khai Sáng kiến Kỹ năng Toàn cầu (Global Skills Initiative) với mục tiêu hỗ trợ 20 triệu người nâng cao kỹ năng số. Sau 1 năm triển khai, chương trình đã đào tạo cho 30 triệu người trên toàn thế giới, trong đó có 60.000 người đến từ Việt Nam trang bị được những kỹ năng số mới.

Năm 2021, Tập đoàn công nghệ này đã hợp tác với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc bộ LĐTBXH, và tổ chức di cư quốc tế IOM Vietnam, xây dựng nền tảng đào tạo kỹ năng số cơ bản cho hơn 3.606 và cấp 7.173 chứng chỉ cho lao động trẻ, bao gồm những người di cư và sinh viên học nghề. Đây chỉ là một trong nhiều chương trình mà Microsoft đang thực hiện để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực CNTT cho nền kinh tế số tại Việt Nam.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày