Cơ thể con người chứa 70% là nước, cho nên việc bổ sung lượng nước nước hàng ngày là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên uống nước cũng giống như "con dao 2 lưỡi", nếu uống sai cách có thể khiến chúng ta nhiễm độc và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Theo bác sĩ Zhu Nianfeng (Khoa Y học Lao động, Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Cao Hùng, Trung Quốc): Việc uống nước đầy đủ là một trong những thói quen quan trọng nhất đối với cơ thể. Trung bình mỗi người cần uống từ 2000ml đến 3000ml nước mỗi ngày, điều đó đảm bảo có thể thúc đẩy tuần hoàn và bài tiết chất độc. Tuy nhiên, bác sĩ cũng nhắc nhở có 3 cách uống nước sai lầm cần đặc biệt lưu ý.
Bác sĩ Zhu Nianfeng.
1. Lấy cốc nhựa đựng nước nóng.
2. Dùng chai nhựa đựng nước nóng.
3. Dùng ống hút nhựa để uống nước nóng.
Zhu Nianfeng chỉ ra rằng những kiểu uống nước này có thể hòa tan một số chất hóa học từ nhựa, có chứa các hormone môi trường. Hormone môi trường là các chất hóa học xâm nhập vào cơ thể và bắt chước hormone, từ đó phá vỡ chức năng của hormone do cơ thể tiết ra một cách tự nhiên. Cuối cùng dẫn đến béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Bác sĩ cũng đề cập rằng nhiều người nghĩ rằng hormone môi trường chỉ được tìm thấy trong túi bóng, nhưng trên thực tế, chúng cũng có thể tồn tại trong các sản phẩm nhựa khác như cốc nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa... Do đó mọi người cần lưu ý khi sử dụng những thứ này để uống nước.
Đó là ngay sau bữa ăn. Theo chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng TS Anju Sood trả lời trên tờ NDTV: Việc uống nước ngay sau bữa ăn vô cùng nguy hiểm, nó sẽ khiến dịch vị dạ dày bị pha loãng, hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng ợ nóng, ợ chua.
Đáng nói, khi hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, thực phẩm trong cơ thể sẽ bị chậm tiêu hóa khiến lượng đường trong máu tăng, có thể dẫn đến béo phì, tiểu đường. Theo chuyên gia, mọi người nên chờ 15-30 phút sau ăn thì mới nên uống nước.
1. Sau khi ngủ dậy
Ngay sau khi ngủ dậy là thời điểm tốt nhất để uống nước trong ngày. Sau một đêm ngủ dài, cơ thể chúng ta rất cần được cung cấp nước nếu không nó có thể gây mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt....
Theo Alex Maliekal - bác sĩ tại bệnh viện St. Vincent Kuravilangad (Ấn Độ), uống nước sau khi thức dậy sẽ làm sạch hệ thống đường ruột và tăng cường hoạt động trao đổi chất, nhờ vậy cơ thể sẽ đốt cháy mỡ thừa hiệu quả hơn. Ngoài ra, uống nước lúc này sẽ giúp chống táo bón, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), giúp giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, chống hôi miệng và tăng cường trí não...
2. Trước khi tập thể dục
Hầu hết mọi người đều quen với việc uống nước sau khi tập thể dục, nhưng thực tế là uống 1 ly nước trước khi tập sẽ tốt hơn. Mục đích tập thể dục là để rèn luyện cơ bắp và tăng lưu thông máu. Khi có đủ nước trong máu, hoạt động lưu thông máu sẽ diễn ra trơn tru hơn trong quá trình tập, khiến cơ thể không bị mệt mỏi.
3. Trước bữa ăn 30 phút
Uống nước trước bữa ăn 30 phút giúp cho đường tiêu hóa sẵn sàng hoạt động tốt hơn. Sau bữa ăn 2,5 tiếng uống nước để tránh việc nước làm loãng dịch dạ dày, không có lợi cho việc tiêu hóa. Đặc biệt, đối với người có vấn đề về dạ dày như bị ợ nóng hay loét, nước có thể hòa tan bicarbonate trong dạ dày, khiến nó trở thành chất đệm cho axit dạ dày đi qua niêm mạc, gây ra tình trạng đau đớn. Vì vậy, cần tuân thủ quy tắc uống nước trước và sau bữa ăn nghiêm ngặt.