Ứng viên khẳng định đi làm chủ yếu vì tiền, nhà tuyển dụng đăng đàn hỏi dân mạng liền nhận lại đáp án: Chỉ có người cấp thấp mới thẳng thắn như vậy

LOUIS, Theo Helino 14:37 01/11/2019

“Thường thì những vị trí nhân viên cấp thấp mới có thể trả lời một cách thẳng thắn như vậy. Đến những vị trí cao cấp hơn thì nhà tuyển dụng cần nghe mục đích cho tương lai”.

Buổi phỏng vấn là dịp vô cùng quan trọng để nhà tuyển dụng có thể có cái nhìn toàn diện và rõ nét hơn về ứng viên, bên cạnh những thông tin đã được đề cập trong CV. Vì lẽ đó, đây chính là cơ hội để chị em công sở thể hiện bản thân, khiến mình trở nên nổi bật; từ đó, cơ hội được nhận công việc mà mình mong muốn cũng cao hơn.

Chỉ cần nhập cụm từ khóa “những câu nhà tuyển dụng thường hỏi trong buổi phỏng vấn” vào thanh tìm kiếm của Google, có hàng nghìn kết quả được trả về. Quanh đi quẩn lại, nhà tuyển dụng cũng chỉ hỏi một vài câu cơ bản; tuy nhiên, chính cách trả lời của ứng viên mới phần nào thể hiện cá tính của họ.

Ứng viên khẳng định đi làm chủ yếu vì tiền, nhà tuyển dụng đăng đàn hỏi dân mạng liền nhận lại đáp án bất ngờ - Ảnh 1.

Đơn cử, vừa mới đây, trong một hội nhóm trên mạng xã hội quy tụ đông đảo thành viên là dân công sở, một cô gái đã có dịp chia sẻ câu chuyện khiến bản thân mình suy nghĩ khi tham gia phỏng vấn. Cụ thể, cô kể:

“Cho em hỏi mấy anh/chị làm HR, khi phỏng vấn mà ứng viên trả lời thẳng thắn và thật lòng quá mức thì anh/chị nghĩ là nên hay không nên ạ? Ví dụ như:

A: Mục đích của em khi tìm đến công việc này là gì?

Q: Lý do chính là vì em muốn có thu nhập.

Đây chính xác là những gì diễn ra với em 1 tuần trước. Cảm ơn mọi người ạ”.

Ngay sau khi được đăng tải, những dòng chia sẻ của cô gái đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng. Rất nhiều bình luận chia sẻ ý kiến và góc nhìn của bản thân cũng đã được để lại bên dưới:

Ứng viên khẳng định đi làm chủ yếu vì tiền, nhà tuyển dụng đăng đàn hỏi dân mạng liền nhận lại đáp án bất ngờ - Ảnh 2.

“Thường thì những vị trí nhân viên cấp thấp mới có thể trả lời một cách thẳng thắn như vậy. Đến những vị trí cao cấp hơn thì nhà tuyển dụng cần nghe mục đích cho tương lai bởi những vị trí này, nhà tuyển dụng cần sự gắn bó lâu dài và nguyên nhân sâu xa là mục đích của sự gắn bó đó”.

“Ứng viên vào làm vì điều gì thì khả năng cao sẽ rời bỏ khi không đáp ứng được điều đó. Có thể nhận bạn ấy nếu năng lực đáp ứng, nhưng với câu trả lời đó mà có từ 2 ứng viên phù hợp trở lên để cân nhắc thì cơ hội giảm đi rõ rệt rồi. Nhà tuyển dụng nào cũng muốn nghe những cụm từ như "đam mê", "cống hiến", "phát triển".

“Tùy từng vị trí, nhưng nếu làm tuyển dụng mà thấy 1 người chỉ vì tiền và 1 người vì hứng thú công việc thì tất nhiên vẫn ưng người thứ 2 hơn. Về phần mình, mình không thích cách trả lời kiểu đó lắm”.

Ứng viên khẳng định đi làm chủ yếu vì tiền, nhà tuyển dụng đăng đàn hỏi dân mạng liền nhận lại đáp án bất ngờ - Ảnh 3.

“Nếu nói đi làm không vì lương là thì nhiều phần là xạo. Nên ứng viên trả lời kiểu này, thường sếp đánh giá rất cao về sự thành thật và thẳng thắn, còn những khía cạnh khác thì chưa nói đến”.

Câu chuyện tuyển dụng ấy mà, vốn là thứ phụ thuộc rất nhiều vào nhà tuyển dụng. Có những câu trả lời, đối với người này là chân thật và thẳng thắn nhưng đối với người khác lại thấy có phần thực dụng. Cho nên, chị em công sở cần lưu ý, dù có muốn khoe hết cá tính của bản thân nhưng cũng đừng thể hiện quá mức. Hãy giữ mọi thứ được kiểm soát và nằm trong khuôn khổ. Điều cuối cùng, hãy là chính mình, bởi nếu không có bờ này, chúng ta sẽ có bến khác để đỗ, chẳng việc gì phải gồng mình thể hiện thành một ai đó khác.

Ứng viên khẳng định đi làm chủ yếu vì tiền, nhà tuyển dụng đăng đàn hỏi dân mạng liền nhận lại đáp án bất ngờ - Ảnh 4.