Từng trải qua tuổi 30 khốn khổ, tôi cực kỳ hạnh phúc khi bước sang tuổi 50: Lý do liên quan tới chỉ số EQ, khiến ai cũng ngỡ ngàng

Hoa Thu, Theo Đời sống & Pháp luật 12:38 18/02/2024
Chia sẻ

Bí quyết thực sự để hạnh phúc hơn là hãy già đi? Điều đó có thực sự đúng hay không?

Chip Conley là tác giả của cuốn sách Học Cách Yêu Tuổi Trung Niên: 12 Lý Do Tại Sao Cuộc Sống Trở Nên Tốt Đẹp Hơn Khi Bạn Già Đi. Ông từng là người sáng lập Joie de Vivre Hospitality và sau đó là Giám đốc Chiến lược và Khách sạn Toàn cầu của Airbnb. Conley đã thành lập MEA (Học viện Người cao tuổi Hiện đại) vào tháng 1 năm 2018. Dưới đây là chia sẻ của ông về sự biến chuyên cuộc sống của chính bản thân mình theo tuổi tác.

Nghe có vẻ vô lý, nhưng ở tuổi 63, tôi có thể nói rằng vài thập kỷ vừa qua là câu chuyện về hai quãng đời hoàn toàn khác nhau của tôi: một quãng đời rất đen tối ở độ tuổi 30 - 40, và một cuộc đời thực sự huy hoàng… bắt đầu từ khi tôi bước sang tuổi 50.

Lý do số 1? Trí tuệ cảm xúc của tôi tăng lên. Và, như tôi đã khám phá ra khi viết cuốn sách " Học cách yêu cuộc sống tuổi trung niên: 12 lý do tại sao cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn theo tuổi tác ", trí tuệ cảm xúc cao là yếu tố quan trọng để thúc đẩy hạnh phúc và khả năng phục hồi .

Tại sao trí tuệ cảm xúc cao hơn lại tăng cường hạnh phúc?

Trí tuệ cảm xúc, là khả năng hiểu và kiểm soát cảm xúc của chúng ta, cũng như nhạy cảm với cảm xúc của người khác, nuôi dưỡng các mối quan hệ và tăng cường sự đồng cảm của chúng ta.

Điều này có thể dẫn đến kết nối xã hội mạnh mẽ hơn. Và khi chúng ta già đi, các mối quan hệ xã hội càng trở nên quan trọng hơn đối với sức khỏe. Với trí tuệ cảm xúc cao hơn, bạn cũng được trang bị tốt hơn để nắm bắt và đồng cảm với cảm xúc của người khác, thúc đẩy các mối quan hệ sâu sắc hơn, trọn vẹn hơn.

Đây là cách trí tuệ cảm xúc của tôi đã phát triển kể từ khi tôi già đi:

Từng trải qua tuổi 30 khốn khổ, tôi cực kỳ hạnh phúc khi bước sang tuổi 50: Lý do liên quan tới chỉ số EQ, khiến ai cũng ngỡ ngàng - Ảnh 1.

1. Tôi cảm thấy thương người khác hơn

Khi già đi, tôi trở nên hiểu chuyện hơn... Tôi bỏ bớt cái tôi của bản thân, hiểu cho người khác nhiều hơn. Tôi cảm nhận sâu sắc hơn về hoàn cảnh sống của người khác. May mắn thay, tôi cũng có thể hướng một phần lòng trắc ẩn ngày càng gia tăng đó tới bản thân mình.

2. Tôi ít phản ứng tiêu cực

Khi còn trẻ, tôi thường rối loạn cảm xúc. Cảm xúc liên tục thay đổi khiến tôi cảm thấy mất cân bằng và bất an. Tôi không biết cách điều chỉnh cảm xúc, tâm trạng. Trên thực tế, tôi thường cố gắng vượt qua những lúc tâm trạng tồi tệ.

Còn bây giờ, tôi không bận tâm đến những việc nhỏ nhặt. Tôi có thể đánh giá lại những trải nghiệm tiêu cực một cách tích cực, chẳng hạn như bị kẹt xe trong khi đang muộn giờ.

Đồng thời, khả năng nhận biết khuôn mẫu, thói quen và khuynh hướng được nâng cao cho phép tôi quan sát bản thân hiệu quả hơn.

3. Tôi không còn đề cao cái tôi quá

Bạn sẽ có rất nhiều sự tự do khi bạn sở hữu điều gì cảu riêng mình. Kỹ năng này đặc biệt có giá trị trong thời đại hiện nay.

4. Tôi hiểu rõ hơn về cách tạo ra môi trường sống lý tưởng của mình

Các nhà khoa học xã hội gọi đây là "làm chủ môi trường" hay khả năng xác định môi trường nào con người sẽ phát triển - và khả năng điều chỉnh và thích ứng với những thay đổi trong môi trường sống đó.

Điều này cũng nói lên lý do tại nơi làm việc, những người lớn tuổi trong nhóm được cho là tạo ra nhiều "sự an toàn về tâm lý" hơn cho các nhóm: bởi vì khả năng làm chủ môi trường của họ, kết hợp với lòng trắc ẩn, giúp họ tạo ra những điều kiện thích hợp để nhóm phát triển.

5. Tôi coi trọng các mối quan hệ hơn

Người ta kể rằng hai câu hỏi mà người ta hỏi trước khi chết là: Liệu có ai yêu thương tôi thực sự không?

Nghiên cứu của ĐH Harvard về Phát triển Người trưởng thành và nghiên cứu về Vùng Xanh đã kết luận một cách thuyết phục rằng các mối quan hệ mà chúng ta vun đắp trong cuộc sống thực sự có thể làm tăng tuổi thọ của chúng ta.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày