Nhưng đáng tiếc thay, danh tiếng của cô gái trẻ này đang đi xuống từng ngày. Mới đây, nữ CEO của công ty Theranos đã bị buộc tội "lừa đảo nghiêm trọng" bởi Uỷ ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ.
Trong một thông cáo báo chí vào hôm thứ tư, Uỷ ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ đã thông báo về hàng loạt các cáo buộc dành cho Holmes và cựu chủ tịch của Theranos, Ramesh Balwani, vì đã vận hành một vụ "lừa đảo trong nhiều năm". Theo các bản cáo buộc, "họ đã phóng đại hoặc đã đưa ra các tuyên bố sai trái về công nghệ, các hoạt động tài chính và kinh doanh của công ty."
Quả là đáng buồn. Sẽ không có một cái áo cổ lọ màu đen nào sẽ có thể che lấp vết nhơ mà Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ đã đem lại cho Elizabeth Holmes.
"Những cáo buộc kết tội Homes và Balwani từ công ty Theranos đã tuyên bố rằng các sản phẩm của Theranos đã được triển khai bởi Bộ Quốc phòng Mỹ trong chiến trường ở Afghanistan và trên các máy bay sơ tán người bị thương, và rằng công ty đã tạo ra doanh thu hơn 100 triệu USD vào năm 2014," theo thông cáo báo chí mới được phát hành. "Trong thực tế, công nghệ của Theranos chưa bao giờ được triển khai bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, và các doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2014 chỉ tạo ra hơn 100.000 USD chút ít."
Nói tóm gọn là, họ đã bịa ra mọi thứ.
Sự sụp đổ của Holmes đã bắt đầu từ năm 2015, bởi một bài viết trên tờ Wall Street Journal được viết bởi phóng viên John Careyrou. Trong bài báo, Carreyou đã nói rõ rằng công ty của cô này đang phóng đại công nghệ thử máu của mình.
Holmes đã lập tức chỉ trích rằng bài báo này đang gây nhầm lẫn trong một cuộc họp công ty. Bên ngoài căng tin của công ty Theranos, nhiều người đã hò reo những lời không hay cho Carreyou.
Holmes nói với CNBC: "Điều này xảy ra khi bạn cố gắng đem lại những thay đổi. Đầu tiên, họ sẽ nghĩ là bạn bị điên, rồi họ đánh nhau với bạn, và rồi bạn thay đổi thế giới."
Chỉ sau vài năm, có vẻ như ván cờ đã lội ngược dòng.
Stephanie Avakian từ Bộ phân thi hành của Uỷ ban chứng khoán và giao dịch Mỹ đã phát biểu trong một cuộc họp báo mới đây: "Theo kết quả của các hành vi lừa đảo của Holmes, cô ta sẽ bị tước quyền quản lý công ty mà chính cô ấy đã sáng lập, và phải trả lại hàng triệu cổ phiếu cho Theranos (tương đương 700 triệu USD), và sẽ bị cấm không được làm việc với tư cách là lãnh đạo hay giám đốc cho một công ty đại chúng trong vòng 10 năm."
Quan trọng hơn, Holmes đã "không hề thừa nhận hay phủ nhận những cáo buộc trong đơn kiện của Uỷ ban chứng khoán và giao dịch Mỹ," tuy nhiên, cô mới chỉ chịu trả một khoản phạt 500.000 USD.
Có vẻ như "Steve Jobs thứ hai" sẽ phải đợi nhiều năm nữa mới có thể thay đổi được thế giới.
Tham khảo Mashable