Mới đây trên mạng xã hội xôn trước loạt ảnh/clip của một người cực giống với Tuấn Trần. Một phiên bản song trùng của nam diễn viên “Nhà bà nữ”, giống đến mức nhiều người hoài nghi là cùng một người hay một phiên bản khác do AI tạo nên. Không chỉ gương mặt mà vóc dáng, đến phong cách ăn mặc cũng y chang nhau.
Bên trái là BATACO, bên phải là Tuấn Trần.
Thế nên dưới các clip của người đàn ông giống hệt Tuấn Trần có tên BATACO này, đông đảo netizen Việt Nam rôm rả bình luận, nhiều người còn cho rằng người đàn ông này còn “giống Tuấn Trần hơn cả Tuấn Trần”.
“Chắc phải giống đến 99% luôn đó, trừ bộ râu thôi”, “Tuấn Trần mà, tôi nhìn kỹ lắm mà chưa tìm ra điểm khác”, “Cứ tưởng Tuấn Trần mà ở Nhật Bản thì đi hát thôi đó”, “Nhưng có thật không hay đây là fake chứ sao giống như thế được”, “Người duy nhất mở được cả Face ID điện thoại của Tuấn Trần luôn”,... là những bình luận của netizen.
Thậm chí, kiểu cười của cả hai cũng khá tương đồng với nhau.
BATACO để râu còn Tuấn Trần thì không.
Phong cách thời trang của cả hai cũng có nhiều điểm tương đồng.
Nhiều lượt bình luận bằng tiếng Việt và các lượt xem video của BATACO tăng chóng mặt, lên đến hàng triệu view. Lúc này, song trùng của Tuấn Trần cũng đã biết chuyện mình giống nam diễn viên Việt Nam. Anh viết caption bài đăng bằng tiếng Việt “Người anh em thất lạc” - chèn nhạc phim Cảm ơn con, OST Xin Chào Papa, do nam diễn viên Tuấn Trần đóng chính. Netizen thậm chí còn mong muốn cả hai gặp nhau… thì mới tin là hai người khác nhau vì quá giống.
Trên thực tế, BATACO là một beatboxer người Nhật Bản. Anh chàng có tên thật là Takanori Kawabata (SN 1994, ở Thành phố Fukuoka), tốt nghiệp đại học Đại học Kyushu. BATACO bắt đầu sự nghiệp beatbox từ năm 15 tuổi.
Clip quay cận cảnh gương mặt gần đây nhất của BATACO.
Anh chàng từng đạt Giải nhất (Solo) – Giải vô địch Beatbox Châu Á 2017, trở thành nghệ sĩ beatbox người Nhật đầu tiên trở thành nhà vô địch châu Á. Vào năm 2018, BATACO lấn sân sang sản xuất âm nhạc. Những năm trở lại đây, anh chàng vẫn hoạt động nghệ thuật tích cực ở cả trong và ngoài nước, ngoài biểu diễn, tham gia các giải đấu thì BATACO còn làm giám khảo cho các cuộc thi Beatbox.
Song, vì bận rộn BATACO cũng chỉ thỉnh thoảng mới đăng tải hình ảnh của mình lên mạng xã hội Facebook, không gây nhiều sự chú ý. Ở các lần đăng tải hình ảnh trước, ở những góc quay rộng hoặc đội nón, nhiều người không nhận ra.
BATACO trong cuộc phỏng vấn với nhạc sĩ Shiho Watanabe vào đầu tháng 5 vừa qua.
Trên thực tế, việc ngoại hình của BATACO và Tuấn Trần giống nhau dù không hề liên quan đến nhau gọi là song trùng (doppelgängers). Đây là thuật ngữ khoa học dùng chỉ những người không cùng huyết thống, không có bất cứ quan hệ họ hàng nào nhưng lại có ngoại hình giống hệt nhau.
Họ còn không sống cùng một quốc gia như trường hợp của BATACO và Tuấn Trần. Thậm chí, cá thể không cùng tồn tại ở một thời điểm lịch sử.
Nhiều giới chuyên gia, nhà khoa học cũng đã bắt tay vào đi tìm lời giải đáp cho hiện tượng này nhưng chưa có kết luận nào chính xác, cụ thể. Dưới góc nhìn của khoa học và tâm lý, việc con người nhìn thấy một người giống hệt mình có thể là do gặp phải ảo giác hoặc rối loạn nhận thức.
Ngoài ra còn có hiện tượng người giống người, khoa học gọi đó là hiện tượng ngẫu nhiên sinh học, các đặc điểm trên gương mặt giống nhau nhưng không có quan hệ huyết thống. Do đó hiện tượng người giống người này mang tính ngẫu nhiên và trùng hợp, có thể xảy ra, không phải là một hiện tượng bí ẩn.