Tư duy bên trong và giao tiếp bên ngoài không đầy đủ mới phải làm thêm giờ: 90% số người ''ngồi nướng'' ở công ty là ''chuốc hoạ vào thân''

Empathy, Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị 18:00 09/12/2021

Đa số những người có năng lực đều sẽ rất ít khi phải làm thêm giờ. Hầu hết việc làm thêm giờ không phải do nguyên nhân bất khả kháng bên ngoài, mà là do tư duy bên trong và giao tiếp bên ngoài không đầy đủ.

Cách đây một thời gian, thông tin Microsoft tẩy chay Alibaba vì những nhân viên làm thêm giờ đã lên hot search, khiến nhiều cư dân mạng Trung Quốc đổ xô tìm kiếm và thảo luận về chủ đề tăng ca.

Tại sao dù biết rằng tăng ca có hại cho sức khỏe, nhưng nhiều người vẫn lựa chọn tăng ca?

Một số người là do tham công tiếc việc, muốn chủ động làm thêm giờ để giải quyết hết công việc. Hoặc cũng có thể do khả năng làm việc của họ chưa đến nơi đến chốn, ban ngày sắp xếp công việc chưa hợp lý, dẫn tới đêm đến phải ở lại xử lý cho xong.

Nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều lí do bất đắc dĩ khác.

Cho một ví dụ điển hình:

Lúc 3 giờ chiều, nhà thiết kế A nhận được yêu cầu chỉnh sửa bản thảo thiết kế của khách hàng. Và họ yêu cầu phải thay đổi tất cả 6 tấm áp phích trước 7 giờ tối.

Đồng nghiệp B là người chịu trách nhiệm giao tiếp với khách hàng, nhưng anh ta chỉ chụp màn hình cuộc trò chuyện gửi cho A rồi chuẩn bị tan làm đúng giờ.

Bản thân A thì phải suy nghĩ cách điều chỉnh lại bản thảo cho phù hợp với mong muốn khách hàng. Đến 6 giờ 30 chiều, B gửi lại 6 tấm áp phích nhà thiết kế A đã chỉnh sửa. Nhưng khách hàng nổi giận và cảm thấy vẫn chưa hài lòng.

Tư duy bên trong và giao tiếp bên ngoài không đầy đủ mới phải làm thêm giờ: 90% số người ngồi nướng ở công ty là chuốc hoạ vào thân - Ảnh 1.

 Khách hàng cảm thấy nhà thiết kế không hiểu được ý mình, dù mình đã nói rất nhiều lần, nhưng vẫn không thu được kết quả như mong muốn.

Chính vì vậy, cả B cũng không thể về, A và B đều phải ở lại công ty làm thêm giờ. Hai người họ phải làm việc đến tận sáng hôm sau…

Đây chính là một câu chuyện có thật, chỉ là tên nhân vật đã được giấu đi. Vậy bạn thử nghĩ xem, trong câu chuyện này, vấn đề chính nằm ở đâu?

Vấn đề của A nằm ở năng lực làm việc, vấn đề ở B nằm ngay việc định vị không rõ ràng. Còn vấn đề của khách hàng là không nêu chi tiết yêu cầu.

Hơn nữa, sự sắp xếp, phân công công việc của họ có vấn đề.

Tư duy bên trong và giao tiếp bên ngoài không đầy đủ mới phải làm thêm giờ: 90% số người ngồi nướng ở công ty là chuốc hoạ vào thân - Ảnh 2.

 Vậy làm thêm giờ liệu có thực sự cải thiện được sản lượng và năng suất công việc?

Nó phụ thuộc vào năng lực nhân viên và tính chất công việc.

Nhưng đa số những người có năng lực đều sẽ rất ít khi phải làm thêm giờ.

Dù là vì lí do nào đi nữa, tăng ca thường xuyên thật sự không phải là chuyện tốt đẹp gì.

Bạn phải vội vàng hoàn thành xong công việc vào ban đêm, vì rất có thể ngày mai khối lượng công việc mới sẽ đổ về. Nhưng càng vội, càng làm hỏng việc.

Hơn nữa, lãnh đạo sẽ căn cứ vào cách làm việc mà đánh giá giá trị bạn mang lại cho công ty.

Những ai hay tăng ca chỉ vì những công việc mang tính chất lặp lại mỗi ngày sẽ rơi vào "tầm ngắm" của lãnh đạo, trở thành người thiếu năng lực.

Phỏng vấn 100 nhà lãnh đạo, có đến 98 người đưa ra kết luận rằng:

"Hầu hết việc làm thêm giờ không phải do nguyên nhân bất khả kháng bên ngoài, mà là do tư duy bên trong và giao tiếp bên ngoài không đầy đủ."

Tư duy bên trong và giao tiếp bên ngoài không đầy đủ mới phải làm thêm giờ: 90% số người ngồi nướng ở công ty là chuốc hoạ vào thân - Ảnh 3.

Và khi tư duy cùng kỹ năng giao tiếp của một người không được giải quyết sẽ ảnh hưởng đến phương hướng làm việc của nhiều người khác. Hiệu ứng cánh bướm này sẽ khiến công ty sụt giảm về chất lượng.

Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều người đăng kí ở lại tăng ca đến 8, 9 giờ tối nhưng thực chất là đang chơi game.

Tôi cũng từng chứng kiến rất nhiều người cố gắng chờ sếp về trước mới về sau để gây "ấn tượng siêng năng" trong lòng sếp của họ.

Những người ở lại làm đêm đó, thường gọi thức ăn nhanh hoặc bỏ bữa.

Và đến một ngày nào đó, tiến độ công việc của họ chẳng có gì tiến triển, nhưng bệnh tình của họ lại nặng hơn rất nhiều.

Họ không nhận ra rằng bản thân đang tự phá hủy hệ thống sức khỏe của chính mình bằng những lần tăng ca thiếu kế hoạch đó.

Tin tức một nhân viên 36 tuổi đột tử vì tăng ca nhiều ngày liên tiếp vẫn còn đó. Nhưng vì đồng tiền, rất nhiều người trong số chúng ta vẫn lựa chọn phớt lờ nó.

Thế nên mới nói, tăng ca kiểu mù quáng như thế, chỉ là đang "tự chuốc họa vào thân" mà thôi.

(weixin)