Tự nhiên chóng mặt, tầm nhìn giảm
Tắm gội làm cho cơ thể cảm thấy thoải mái và được thả lỏng nhưng nếu bạn đi tắm vào lúc đang chóng mặt và tầm nhìn giảm thì chẳng khác nào "liều mạng".
Chóng mặt, tầm nhìn giảm là 2 triệu chứng rất quen thuộc của tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ). Đây là bệnh lý tổn thương một phần não, xảy ra đột ngột do tắc nghẽn các mạch máu trên não, gây thiếu máu đến nuôi não.
Ảnh minh họa
Đột quỵ có thể khiến một người đang khỏe mạnh bỗng dưng gục xuống, hôn mê, liệt nửa người, thậm chí dẫn đến tử vong hoặc sống với các di chứng nặng nề.
Ngoài chóng mặt, tầm nhìn giảm, đột quỵ thường đi liền với dấu hiệu yếu tay hoặc chân, khó nói hoặc nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù, buồn nôn hoặc gặp khó khăn về đi lại... Khi có các dấu hiệu này, bạn cần lập tức nhờ cậy sự giúp đỡ của người thân. Theo các bác sĩ, phần lớn nguyên nhân đột quỵ khi tắm đều là do tắm đêm hoặc dùng điều hòa quá lạnh ngay sau tắm.
Cảm thấy mệt mỏi, tụt huyết áp, lên cơn sốt
Khi cơ thể mệt mỏi, nóng bức và rơi vào tình trạng huyết áp thấp... nhiều người sẽ nghĩ đến việc đi tắm nước nóng để cơ thể thoải mái hơn nhưng điều này rất nguy hiểm. Nước nóng có thể khiến các mạch máu của chúng ta giãn ra, dễ gây thiếu máu lên não khiến cơ thể càng mệt mỏi, chóng mặt hơn. Chính vì thế, khi bị tụt huyết áp, bạn tốt nhất không nên đi tắm.
Bên cạnh đó, tắm khi mệt mỏi hoặc bị sốt có thể gây cảm lạnh, khiến tình trạng sức khỏe và cơn sốt trở nên trầm trọng hơn do sức đề kháng yếu.
Đang có cảm giác say rượu
Đừng bao giờ dùng cách đi tắm để loại bỏ cảm giác khó chịu khi say vì đây là cách tự hại sức khỏe. Nguyên nhân là bởi rượu gây ức chế chức năng gan và ngăn chặn sự giải phóng glycogen. Tắm sau khi uống rượu, lượng đường trong máu không thể được bổ sung kịp thời nên sẽ gây chóng mặt, hoa mắt, thậm chí hôn mê.
Khi đang bị say nắng
Vừa đi ngoài nắng về và cảm thấy say nắng, đừng bao giờ đi tắm ngay vì dễ gây đột quỵ do thân nhiệt bị thay đổi đột ngột. Ngoài ra, tắm lúc say nắng cũng khiến các lỗ chân lông nở ra, nước lạnh dễ thấm vào người đột ngột gây chóng mặt, đau đầu....
Thay vào đó, bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi khỏe lại hoặc ít nhất là 30 phút sau khi ở ngoài trời về để mồ hôi khô ráo và thân nhiệt ổn định hơn.
Phun vòi nước thẳng trực tiếp lên mặt
Da mặt rất nhạy cảm và mỏng manh, lại thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều tác nhân gây hại trong môi trường sống. Nếu bạn phun thẳng nước vào da mặt, sẽ làm cho da bị kích ứng mạnh mẽ.
Tại thời điểm phun nước, có thể bạn sẽ cảm thấy sảng khoái, tỉnh táo tinh thần, nhưng làm nhiều lần như vậy, với lực phun rất mạnh của vòi nước sẽ làm cho các mao mạch trên da mặt bị phá vỡ.
Sau khi rửa mặt kiểu này sẽ khiến mặt bị đỏ ửng lên, phát sinh triệu chứng dị ứng da mặt và các bệnh khác.
Tắm quá thường xuyên
Sạch sẽ quá không hẳn đã tốt. Tắm quá nhiều sẽ vô tình loại bỏ các vi khuẩn có lợi trên bề mặt da, làm giảm khả năng tự vệ tự nhiên của da để chống lại virus và vi khuẩn, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Hơn nữa, tắm quá nhiều lần cũng sẽ làm mất đi lượng dầu tự nhiên tiết ra để giữ ẩm cho da, phá hủy sự cân bằng của nước và dầu, dẫn đến khô da, gây nên các bệnh ngoài da.
Vì vậy, các chuyên gia đề nghị bạn chỉ cần tắm mỗi ngày 1 lần vào mùa nóng, và tắm 1-3 lần/tuần khi thời tiết mát mẻ, giá lạnh. Không cần phải tắm quá thường xuyên, đặc biệt là ở trẻ em.
Thời gian tắm quá lâu
Bác sĩ Anjali Mahto thuộc Hiệp hội da liễu Anh cho biết, khi tắm nước nóng sẽ làm kích thích rất lớn lên bề mặt da. Nếu tắm quá lâu, các vùng da trên cơ thể sẽ có những tổn thương nhất định.
Ảnh minh họa
Các chuyên gia nghiên cứu về vấn đề này khuyên bạn nên tắm trong thời gian vừa đủ để làm sạch, không nên kéo dài quá 20 phút.
Xoa xà phòng lên khắp cơ thể
Tất cả các vùng da trên cơ thể có đặc tính và mức độ chứa dầu khác nhau, nếu dùng xà phòng hoặc sữa tắm xoa trực tiếp khắp lên da là một sai lầm.
Những vùng da ít dầu khi bôi nhiều xà phòng lên sẽ trở nên khô và dễ vỡ hơn, làm hại da ở trên ngưỡng an toàn mà da có thể chịu đựng.
Chuyên gia da liễu khuyến nghị, bạn nên tự kiểm tra để biết những bộ phận nào trên cơ thể mình ít tiết dầu như chân tay chẳng hạn.
Nên sử dụng ít xà phòng hoặc không cần xoa sữa tắm ở vùng da khô để tránh làm cho da mất dầu, mất nước, mất đi độ ẩm tự nhiên.
Tắm nước quá nóng
Nhiều người sẽ cảm thấy tắm nước nóng giúp cho cơ thể thư giãn tuyệt đối. Nhưng điều gì xảy ra nếu tắm với nước quá nóng trong 15 đến 20 phút?
Nước quá nóng có thể khiến cơ thể mất đi lượng dầu cần thiết trên da, loại dầu mà giữ cho da luôn nhẵn và không thiếu nước. Nước nóng sẽ làm các lỗ chân lông to ra và thậm chí là có thể làm cho hệ tuần hoàn cũng như cơ thể hoạt động bất bình thường.
Tốt nhất là không được tắm lâu trong nước nóng. Chỉ nên tắm với nước nóng từ 5-6 phút. Sau đó có thể tắm tiếp với nhiệt độ vừa đủ, nếu không da có thể bị bỏng.
Sai lầm khi lau khô người
Lấy khăn và lau khô mình rất mạnh sau khi tắm là một sai lầm phổ biến nhiều người mắc phải. Vì nếu lúc đó khăn tắm quá khô thì có thể da sẽ bị tổn thương và thậm chí là dị ứng.
Ảnh minh họa
Tốt nhất là nên sử dụng khăn mềm để dễ dàng làm khô da nhẹ nhàng mà không cần phải chà xát mạnh. Có thể dùng áo choàng tắm thay thế cho khăn tắm, chúng thoải mái và tiện lợi hơn rất nhiều vì chỉ cần khoác lên người thì da sẽ tự khô mà không cần phải tác dụng lực nào cả.
Lười vệ sinh khăn tắm
Khăn tắm có thể gây nguy hiểm với sức khỏe không chỉ bởi chúng thô ráp và gây kích ứng da mà còn nó còn dễ bị nhiễm khuẩn và vi trùng do nếu không được làm khô, bởi vi trùng hay phát triển ở nơi có độ ẩm.
Lúc khăn tắm "bốc mùi" cũng là lúc nó quá cũ nên dễ dàng bão hòa với các chất hóa học từ các chất tẩy rửa, nên có thể làm da bị dị ứng. Vì vậy, nên thay khăn tắm thường xuyên để đảm bảo cho sức khỏe.