Có người nói: Hôn nhân chính là lần "đầu thai" thứ hai của đời người.
Nhưng trong thực tế, vẫn còn rất nhiều người bị kẹt trong hôn nhân, tiến thoái lưỡng nan, chịu đủ tổn thương.
Các nghiên cứu tâm lý cũng cho thấy: Chất lượng hôn nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ, mức độ hạnh phúc, thậm chí cả sự nghiệp của mỗi người. Điều đáng tiếc là, những người trẻ đang yêu say đắm thường mù quáng, tin rằng "có tình yêu thì dù uống nước cũng no", mà bỏ qua những điều cốt lõi.
Vì vậy, với tư cách là cha mẹ, chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt để giúp con cái chọn đúng người bạn đời.
Ảnh minh hoạ
Những bậc phụ huynh khôn ngoan sẽ không chỉ nhìn vào bề ngoài mà còn tìm hiểu sâu hai điều quan trọng sau đây:
Nghiên cứu hạnh phúc kéo dài 75 năm của Đại học Harvard cho thấy: Mối quan hệ giữa người với người, đặc biệt là quan hệ vợ chồng, chính là yếu tố quyết định hạnh phúc cuộc đời. Gia phong, hay cách một gia đình truyền lại nếp sống và giá trị, chính là thứ sẽ ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân của con cái họ.
Từng có một câu chuyện: Người mẹ nọ trước khi gả con gái đã cố tình mời gia đình nhà trai đi ăn chung. Trong bữa ăn, bà nhận ra cha mẹ của chú rể có thái độ khinh thường nhân viên phục vụ, từ đó bà quyết định hủy bỏ cuộc hôn nhân này. Quả nhiên sau này, người ta phát hiện gia đình đó rất gia trưởng, thích kiểm soát, trọng nam khinh nữ.
Ông bà ta xưa có câu: "Cưới vợ xem tông, gả chồng xem giống".
Quan sát cách đối phương đối xử với cha mẹ, giải quyết mâu thuẫn, đối diện với người yếu thế… đều là cách để dự đoán tương lai cuộc hôn nhân của con mình. Tâm lý học gọi đó là "sự truyền đời": Con người sẽ vô thức lặp lại cách sống và cách giao tiếp mà họ học được từ gia đình gốc.
Nếu nhà đối phương có tính kiểm soát mạnh, bạo lực hoặc cực đoan, khả năng cao những điều đó sẽ tái hiện trong cuộc hôn nhân mới.
Đời người khó tránh khỏi sóng gió. Khi bước vào hôn nhân, những va chạm về tiền bạc, công việc, những sự cố bất ngờ sẽ thử thách tình cảm đôi bên. Lúc này, bản chất thật sự của con người mới bộc lộ rõ nhất.
Nghiên cứu của Đại học Chicago chỉ ra: Con người khi mệt mỏi, căng thẳng mới bộc lộ rõ cá tính thật.
Có 1 người cha trước khi gả con gái đã mời chàng rể tương lai tham gia chuyến đi xa. Trong chuyến đi, ông cố tình sắp xếp vài sự cố nhỏ. Khi xe bị nổ lốp, chàng trai đó không những bình tĩnh xử lý mà còn trấn an mọi người. Chính nhờ điều đó, ông yên tâm giao con gái cho chàng trai.
Vì vậy, trước khi kết hôn, hãy quan sát kỹ:
Đối phương phản ứng thế nào khi liên quan đến tiền bạc?
Khi kế hoạch bị đảo lộn, họ xử lý ra sao?
Họ đối xử với người yếu thế như nhân viên phục vụ hay người dưới quyền như thế nào?
Những chi tiết đó sẽ cho bạn thấy rõ họ có trách nhiệm, ổn định cảm xúc và biết cảm thông hay không.
Như nhà tâm lý học Gottman từng nói: Khả năng hôn nhân bền lâu không nằm ở chuyện cãi nhau nhiều hay ít, mà ở cách hai người cùng giải quyết mâu thuẫn.
Ngày xưa, khi chọn dâu rể, người ta thường chú trọng chuyện "môn đăng hộ đối" - nghĩa là hai bên có xuất thân, hoàn cảnh tương đồng. Vì sao? Vì hai người lớn lên trong môi trường tương tự sẽ dễ đồng điệu về cách sống và cách xử lý vấn đề.
Ngày nay, chuyện hôn nhân tự do là lẽ đương nhiên, nhưng cũng vì thế mà vai trò "gác cổng" của cha mẹ càng quan trọng.
Như tỷ phú Warren Buffett từng nói: "Quyết định quan trọng nhất trong đời bạn không phải chọn cổ phiếu nào, mà là chọn người bạn đời ra sao".
Hôn nhân không chỉ là chuyện hai người yêu nhau, mà còn là sự hoà nhập giữa hai cách sống.
Một cuộc hôn nhân tốt sẽ giúp đôi bên cùng tiến, 1 cộng 1 lớn hơn 2. Còn một cuộc hôn nhân xấu có thể khiến bạn rơi vào vũng bùn, tiến không được, lùi cũng chẳng xong.
Là cha mẹ, việc tìm hiểu gia đình đối phương không phải là xâm phạm đời tư, mà là dùng kinh nghiệm để giúp con cái tránh rủi ro sau này. Bởi vì hạnh phúc hôn nhân không nằm ở những tháng ngày mặn nồng thuở đầu, mà ở chỗ ngày qua ngày hai người vẫn chọn gắn bó và thấu hiểu nhau.
Phong cảnh đẹp nhất đời người chính là sự bình thản và thong dong trong lòng. Mà sự bình thản đó, bắt đầu từ những lựa chọn sáng suốt.