Trứng là thực phẩm bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng cần thiết. Protein từ trứng là loại protein hoàn chỉnh mà cơ thể chúng ta cần nhất. Đồng thời chất béo, sắt và canxi trong trứng cũng dễ dàng được cơ thể hấp thụ và sử dụng. Trứng rất giàu vitamin A, vitamin B2, vitamin B1… là những dưỡng chất mà cơ thể chúng ta rất cần và dễ bị thiếu hụt.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ăn càng nhiều trứng thì càng bổ hay tốt cho sức khỏe. Giống như các thực phẩm khác, ăn trứng cũng cần điều độ, tùy theo nhu cầu và thể trạng, loại trứng. Dù là thực phẩm tốt nhưng có 5 kiểu người có thể nói là “đại kỵ”, tốt nhất là không nên ăn trứng:
Protein trong trứng là protein hoàn chỉnh, có thể phân hủy vào cơ thể để sinh ra nhiều nhiệt hơn, đây gọi là tác dụng động đặc biệt của thức ăn. Hiệu ứng động đặc biệt này có tác dụng lớn nhất của protein và tác dụng tăng lượng calo có thể đạt khoảng 30%. Vì vậy, sau khi người bị sốt ăn trứng, khả năng sinh nhiệt của cơ thể tăng lên và khả năng tản nhiệt giảm đi, giống như “đổ thêm dầu vào lửa”. Càng nguy hiểm hơn đối với trẻ nhỏ.
Những người đang sốt cao, đặc biệt là trẻ em không nên ăn bất kỳ loại trứng nào (Ảnh minh họa)
Những người mắc bệnh thận, đặc biệt là viêm thận nên tránh trứng càng xa càng tốt. Dù là trứng gà, vịt hay chim chóc…
Bởi vì khi bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể. Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó, làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu. Người thận yếu, mắc các bệnh thận khác tốt nhất cũng không nên ăn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn trứng.
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Đại học Western (Canada) cho thấy, ăn 3 quả trứng một tuần có thể làm các mảng bám ở thành động mạch dày lên. Các mảng bám này sẽ thu hẹp không gian bên trong động mạch, khiến máu chảy qua khó khăn hơn, buộc trái tim phải bơm mạnh hơn, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Thêm vào đó, những mảng bám có thể vỡ ra, hình thành các cục máu đông chặn dòng chảy của máu, gây đột quỵ hoặc đau tim. Ngoài ra, hàm lượng cholesterol cao trong trứng gà cũng không tốt cho người bị bệnh xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành vì làm thu hẹp, tắc nghẽn động mạch vành. Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị nên ăn trứng vừa phải để phòng bệnh tim mạch, nếu đang điều trị các bệnh tim mạch thì tốt nhất không nên ăn.
Trứng là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Trong trứng có đủ protit, lipit, gluxit, các vitamin, các khoáng chất, các men và hormone. Nhưng cũng vì trứng rất bổ, nhiều chất nên khó tiêu nên khi ăn trứng, khiến gan phải làm việc nhiều hơn. Do vậy, những người bị bệnh gan không nên ăn trứng, nếu ăn nhiều, trong thời gian dài có thể càng làm cho gan yếu hơn rồi bệnh nặng, dẫn đến viêm gan, xơ gan và ung thư gan…
Đặc biệt, bệnh nhân viêm gan “đại kỵ” với trứng - nhất là phần lòng đỏ trứng. Bởi phần này tập trung nhiều dinh dưỡng, có chứa axit béo và cholesterol và cả hai đều cần được chuyển hóa ở gan. Gánh nặng quá mức cho gan không có lợi cho việc phục hồi bệnh viêm gan, dễ làm bệnh nặng hơn hoặc các biến chứng khác.
Một số người sẽ bị đau dạ dày hoặc phát ban sau khi ăn trứng, nguyên nhân là do dị ứng với trứng. Protein trong trứng có tính kháng nguyên và tương tác với các tế bào mast nhạy cảm mang kháng thể trên bề mặt niêm mạc đường tiêu hóa, có thể gây ra phản ứng dị ứng và các triệu chứng dị ứng như đau dạ dày hoặc bụng, tiêu chảy và phát ban.
Ngay cả người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá nhiều trứng mỗi ngày (Ảnh minh họa)
Trứng là nguyên nhân hay gặp thứ hai gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ, khoảng 1,5% các bé dị ứng với trứng gà. Tuy nhiên đến khoảng 80% trẻ thoát khỏi dị ứng trứng khi lên 6 tuổi. Phần lớn các protein gây dị ứng nằm trong lòng trắng, trong khi protein lòng đỏ ít gây dị ứng hơn. Do sự tương đồng giữa protein trứng gà và các loại trứng khác, người dị ứng trứng gà thường dị ứng với trứng vịt, trứng ngan… Vì vậy, nếu cơ địa dị ứng với trứng, bạn nên tránh món này để không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Nguồn và ảnh: HK01, China News, Eat This Not That