Khi thảo luận về con cái, các bố bà mẹ thường nói về nhiều điều như: Điểm số, hoạt động thường ngày, tính cách và đặc biệt là trí tuệ (bao gồm cả chỉ số IQ và EQ). Những đứa trẻ có chỉ số IQ và EQ cao không chỉ có lợi thế khi còn nhỏ mà còn có cơ hội thành công cao trong công việc sau này.
Theo một nghiên cứu tại Đại học Yale (Hoa Kỳ) cho biết, đứa trẻ được nuôi dạy bởi những ông bố sau đây có xu hướng học giỏi ở trường và có cơ hội thành công cao khi lớn lên.
Trẻ được nuôi dạy bởi những ông bố có xu hướng tự chủ sẽ thường thành công cao trong công việc. Những ông bố này không chiều chuộng con. Họ luôn vạch ra cho con hướng đi phù hợp, để con tự thân vận động, chạm đến mục tiêu. Họ sẽ không kiểm soát con, để cho con có không gian riêng để rèn luyện tính tự lập.
Cách giáo dục tốt là rèn luyện tính tự lập. (Ảnh minh hoạ)
Khi con gặp thách thức hay thất bại, những ông bố nằm trong xu hướng này thường nói với con: "Hãy đứng lên và tiến về phía trước. Bố tin chỉ cần con cố gắng, mọi chuyện sẽ trở nên thuận lợi". Nhờ được bố động viên, trẻ sẽ không nhụt chí, tiếp tục vững bước về phía trước với một tâm thế tự tin.
Nền giáo dục tốt nhất mà người bố có thể dành cho con không phải là quan tâm đến từng chi tiết mà là sự giáo dục kiên định, đưa ra định hướng cho con. Một người bố tốt phải làm gương cho con về tính mẫu mực, sự quyết tâm. Điều này giúp con xác định được mục tiêu phía trước, nhanh chóng chạm tay tới thành công.
Khi con còn nhỏ, các ông bố thường tương tác với con qua những hoạt động như: Chơi thể thao, khám phá thế giới,… Trong qua trình vui đùa bên nhau, người bố có thể kích thích trí tưởng tượng, sự sáng tạo cho con về các sự vật, hiện tượng xung quanh. Những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành tính cách của trẻ. Đặc biệt đối với bé trai sẽ phát triển được tính cách mạnh mẽ, dũng cảm, kiên trì.
Người bố chính là cầu nối giúp con khám phá thế giới bên ngoài. Tinh thần mạo hiểm ở họ khác với cảm giác an toàn mà người mẹ thường dành cho con. Người bố có vai trò hướng dẫn và giúp con cảm nhận rõ hơn về sự khác biệt của thế giới bên ngoài.
Người bố có vai trò hướng dẫn và giúp con cảm nhận rõ hơn về sự khác biệt của thế giới bên ngoài. (Ảnh minh hoạ)
Từ mẹ, trẻ được học hỏi những kiến thức trong đời sống hàng ngày như: Ngôn ngữ, tên đồ vật, công dụng, cách sử dụng,… Còn từ người bố, trẻ có thể học được kiến thức phong phú và toàn diện hơn thông qua việc thực hành sửa chữa.
Chẳng hạn trẻ sẽ quan sát bố sửa đường điện, lắp bóng đèn, đóng giá sách,… Hay trẻ được bố hướng dẫn sửa chữa chính đồ chơi, đồ dùng học tập của mình. Nhờ vậy, trẻ được nâng cao khả năng thực hành, khơi dậy sự hứng thú, trí tưởng tượng và ham muốn khám phá.
Nhận thức mà trẻ tiếp thu được từ người bố và người mẹ khá khác nhau. Và khả năng trẻ nhận thức vấn đề từ người bố thường sâu sắc và toàn diện hơn so với mẹ. Việc quan sát bố thực hành sẽ khiến trẻ có xu hướng học tập và làm theo chỉ sau thời gian ngắn.
Trong mọi trường hợp, người bố không thể buông bỏ việc giáo dục con và phải chịu trách nhiệm trước việc đó. Sự trưởng thành của một đứa trẻ giống như chuyến tàu một chiều vậy, hoàn toàn không thể thay đổi được. Vì vậy, người bố dù bận rộn đến đâu cũng nên sắp xếp thời gian bên con. Đừng bỏ lỡ thời gian tuyệt vời để cùng con trưởng thành.