Trào lưu "kinh doanh sữa mẹ" và sự biến chất của các bảo mẫu trá hình: Từ lén lút rao bán hàng đông lạnh cho đến phục vụ "tươi" tại nhà

Nguyên Dũng TT, Theo Trí Thức Trẻ 05:31 06/09/2021

Một người tự xưng bán "sữa mẹ nguyên chất" chia sẻ, hầu hết khách hàng của cô là nam giới trưởng thành, họ tìm mua sữa mẹ với nhiều mục đích khác nhau.

Gần đây, tại Trung Quốc xuất hiện trào lưu kinh doanh sữa mẹ, xuất phát điểm của dịch vụ này là để dành cho những bà mẹ bị tắc sữa và cung cấp thêm bữa ăn cho trẻ sơ sinh. Nhưng sau đó, một bộ phận dần bị biến tướng thành hình thức mua bán dâm trá hình khó kiểm soát.

Hà Sướng sống tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc, khởi nghiệp kinh doanh bán hàng online với khẩu hiệu "tự sản xuất", và sản phẩm được rao bán chính là sữa mẹ. Cho đến nay, cửa hàng online của cô đã trở thành đại lý bán hộ cho nhiều bà mẹ cùng chí hướng khác.

Trào lưu kinh doanh sữa mẹ và sự biến chất của các bảo mẫu trá hình: Từ lén lút rao bán hàng đông lạnh cho đến phục vụ tươi tại nhà - Ảnh 1.

Các túi sữa được đóng gói và bảo quản trong tủ lạnh

Vào cuối tháng 8/2021, trang The Paper đã khảo sát việc bán sữa mẹ trên mạng và nhận thấy khách hàng đa phần là đàn ông và họ có 1 niềm tin mãnh liệt rằng sữa mẹ là "đại bổ", có đắt cũng phải mua. Trong số đó, có người nói rằng mua cho con bổ sung canxi, số khác dùng sữa bôi lên mặt để trị mụn trứng cá.

Tuy nhiên, sữa mẹ không phải hàng hóa, càng không phải thần dược, nó không thể được sản xuất giống thực phẩm thông thường. Và việc mua sữa mẹ từ các cá nhân (chưa rõ có bệnh lý nền hay không) có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Trên mạng có nhiều thông tin cho rằng uống sữa mẹ rất bổ, nhưng đó chỉ là tác dụng tâm lý, bởi thực tế nó không hề có hiệu quả "thần thánh". Ngược lại, nếu không được bảo quản đúng cách thì nó còn có thể gây hại cho người dùng.

Vào ngày 13/8/2021, Trần Lạc đã đăng bài "Bán sữa mẹ đông lạnh" lên các nền tảng trực tuyến, đồng thời đính kèm 1 số hình ảnh về sữa đông lạnh được bảo quản trong túi. Trần Lạc cho biết, sau khi sinh con cách đây 3 tháng, vì quá "nhuận sữa" nên cô đã nghĩ ra cách đem bán bớt. Mỗi ngày cô thừa khoảng 700-800 ml sữa, và bán với giá 15 tệ (tương đương 52 nghìn đồng)/túi 100ml. Cô còn quy định khách hàng phải mua tối thiểu 5 túi và không được hoàn trả.

Phóng viên đã thử đặt mua và thấy trên nền tảng bán hàng online hiển thị sản phẩm ảo, khi thì sữa rửa mặt, lúc thì bánh xà phòng. 2 ngày sau, phóng viên nhận được 1 thùng xốp có 5 túi sản phẩm màu trắng đục, dung tích 100ml/túi, đá trong thùng đã tan thành nước.

Trào lưu kinh doanh sữa mẹ và sự biến chất của các bảo mẫu trá hình: Từ lén lút rao bán hàng đông lạnh cho đến phục vụ tươi tại nhà - Ảnh 2.

Sản phẩm được rao bán là sữa mẹ nguyên chất

Cùng "nghề" với Trần Lạc, Nhạc Kiến cho biết mỗi túi sữa 100ml được bán với giá 20 tệ (tương đương 70 nghìn đồng). Đa phần khách hàng của cô là những bà mẹ ít sữa và con họ không thích uống sữa bột. Ngoài cách sử dụng sản phẩm ảo đặt trên gian hàng online như Trần Lạc để tránh sự giám sát của nền tảng, 1 số người bán sẽ sử dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân để liên hệ với người mua, sau đó mới thực hiện giao dịch thông qua các nền tảng thương mại điện tử.

Thông qua thương lượng với 1 vài người bán trên mạng, phóng viên đã hẹn gặp với 1 cô gái ngoài 20 tuổi, là trung gian bán sữa hộ. Tại nhà, cô chỉ vào những túi sữa trong tủ lạnh và giới thiệu đó là sữa mẹ được lấy trong tháng đầu tiên mới sinh con. Giá đông lạnh là 500 tệ (tương đương 1,7 triệu đồng)/80 túi, nếu cần sữa tươi có thể lấy ngay tại chỗ với giá 1.500 tệ (tương đương 5,2 triệu đồng)/lần.

Cô cho biết thêm, hầu hết khách hàng của mình là nam giới trưởng thành, tìm uống sữa mẹ để "bồi bổ cơ thể" và họ thường uống khoảng 4 lần/tháng.

Bên cạnh việc bán sữa đông lạnh, trong ngành "buôn sữa" nổi cộm lên tình trạng bát nháo của các "bảo mẫu" trá hình.

Trào lưu kinh doanh sữa mẹ và sự biến chất của các bảo mẫu trá hình: Từ lén lút rao bán hàng đông lạnh cho đến phục vụ tươi tại nhà - Ảnh 3.

Cô gái trung gian cho biết sữa đông lạnh bảo quản tốt có thể dùng được trong 1-2 năm

Vào ngày 20/8/2021, sau khi nộp tiền đặt cọc 150 tệ (tương đương 528 nghìn đồng), phóng viên được 1 thành viên có biệt danh Dream Blue cho vào nhóm chat QQ kín. Dream Blue đã gửi cho phóng viên thông tin về 4 "bảo mẫu" và trung gian sẽ sắp xếp họ gặp nhau để tiến hành lấy sữa "tươi".

Người trung gian giấu tên của công ty cung cấp sữa người cho biết, nhiều khách hàng là nam giới có "yêu cầu tương đối cao", họ phải tận mắt nhìn thấy cảnh lấy sữa tại chỗ mới yên tâm giao dịch. Giá cho những lần "mua bán trực tiếp" như thế vào khoảng 500-800 tệ (tương đương 1,7-2,8 triệu đồng), thậm chí có nơi còn lên đến 2.000 tệ (tương đương 7 triệu đồng)/lần.

Được biết, 1 nữ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực này sẽ được trả 16-20 nghìn tệ (khoảng 56-70 triệu đồng) mỗi tháng. Với những nữ nhân viên cuốn hút và khỏe mạnh, họ thậm chí còn kiếm được nhiều tiền hơn thế.

Luật sư Trần Hâm tại Công ty Luật Hồ Nam, Trung Quốc nói rằng từ năm 2013-2017, các phương tiện truyền thông đã phanh phui tình trạng hỗn loạn trong việc buôn bán sữa mẹ, nhưng càng về sau "ngành nghề" này lại càng được che đậy khéo léo, thậm chí còn dẫn đến biến tướng mua bán dâm. Qua đó, ông hy vọng rằng sẽ có 1 tổ chức đặc biệt quản lý việc hiến hoặc bán sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu chính đáng của những người thật sự có nhu cầu.

Nguồn: QQ