Trăm ngàn nỗi sợ trước khi niềng răng và sự thật ngã ngửa ít ai biết!

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 09:00 17/04/2023

Đau đớn, khó chịu, rủi ro, tốn kém… là những nỗi sợ vô hình đang khiến không ít các bạn gen Z chùn chân khi có ý định niềng răng. Vậy thực hư những nỗi sợ này là gì? Hãy cùng chuyên gia chỉnh nha và "dân niềng chính hiệu" tìm lời giải đáp nhé.

Niềng răng có đau như lời đồn?

Chắc hẳn bạn đã từng được truyền tai những lời đồn như "niềng răng đau lắm", niềng răng không ăn uống được gì"...

Là dân niềng chính hiệu, Ngân Giang (22 tuổi) chia sẻ: Sau khi trải qua 12 tháng niềng răng sinh học tại Răng Hàm Mặt Hồng Ngọc, mình thấy niềng răng có đau ở mức nhẹ và chỉ khó chịu 1 tuần đầu tiên sau khi gắn mắc cài và 1-2 ngày sau khi siết răng. Mình không phải đứa chịu đau giỏi, mình còn từng sợ đau đến mức đi hiến máu bị ngất xỉu. Nhưng chưa bao giờ mình bị mất ngủ vì cơn đau do niềng răng mang lại. Thậm chí mình còn thấy thích cảm giác hơi ê ê sau khi thức dậy, vì nghĩ rằng răng đang dịch chuyển và tiến gần hơn với ngày tháo niềng. Mình khẳng định, hoàn toàn không có việc đau đến mức không ăn được, chỉ ăn cháo. Mình vẫn ăn uống bình thường, chỉ hạn chế đồ dai, cứng… tránh bung mắc cài.

Trăm ngàn nỗi sợ trước khi niềng răng và sự thật ngã ngửa ít ai biết! - Ảnh 1.

Nhổ răng làm giảm tuổi thọ

Nhổ răng có lẽ là một trong những nỗi sợ lớn nhất khi quyết định niềng răng của bạn. Rất nhiều quan điểm cho rằng nhổ răng vô cùng đau đớn, gây "giảm tuổi thọ", "đãng trí" hay còn gọi "não cá vàng" và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến thần kinh.

Theo bác sĩ Trần Công Quyền Anh (khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Hồng Ngọc): Hiện nay có rất nhiều công nghệ hiện đại chuyên dụng cho nhổ răng được ra đời giúp cho khách hàng có được trải nghiệm nhổ răng an toàn và dễ chịu nhất. Đặc biệt là không làm giảm tuổi thọ như nhiều người vẫn lo lắng. Mục đích của việc nhổ răng khi niềng là tạo ra khoảng trống để răng dịch chuyển về đúng vị trí, góp phần tăng hiệu quả chỉnh nha. Trên thực tế, không phải trường hợp nào niềng răng cũng cần phải nhổ răng. Chúng ta có thể sử dụng một số kỹ thuật khác như nong hàm, xẻ kẽ mà vẫn giữ lại được tối đa răng thật.

Trăm ngàn nỗi sợ trước khi niềng răng và sự thật ngã ngửa ít ai biết! - Ảnh 2.

Để quyết định việc bạn có nhổ răng hay không? Nhổ bao nhiêu răng? Nhổ răng nào? Bác sĩ sẽ đánh giá sau khi khám lâm sàng thực tế, phân tích các góc mặt, mẫu hàm, X-quang với các chỉ số sinh học cơ thể đầy đủ và chi tiết.

Sợ niềng răng hỏng

Theo bác sĩ Phạm Thị Bích Ngọc (khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Hồng Ngọc): Nhiều khách hàng bị thao túng tâm lý, ham rẻ, chạy theo trào lưu nên đã lựa chọn những địa chỉ kém chất lượng, thậm chí bác sĩ chuyên môn kém, thiếu kinh nghiệm, lên phác đồ chỉnh nha không rõ ràng, sử dụng lực kéo siết không phù hợp qua từng giai đoạn. Hệ quả của sự đầu tư thời gian, tiền bạc và kỳ vọng sai chỗ đó là một nụ cười không được như ý, gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng cả về sức khỏe và tinh thần. Điển hình như: Tiêu chân răng, tiêu xương ổ răng, răng quặp, tăng cười hở lợi, lệch mặt, lệch mặt phẳng nhai, răng chết tủy, răng hô vẩu hơn sau niềng hay thậm chí là bật chân răng - mất răng vĩnh viễn…

Bằng kinh nghiệm của người đã niềng răng thành công, Quỳnh Nga (26 tuổi) chia sẻ: Kinh nghiệm của mình là tham khảo bạn bè đã niềng và các bạn trên group niềng răng, chọn ra một vài nha khoa mà mình cảm thấy ổn nhất, sau đó đi khám tư vấn, so sánh rồi quyết định. Nên chọn cơ sở uy tín, cơ sở vật chất hiện đại, bác sĩ tay nghề cao, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và chuyên môn sâu về chỉnh nha, đưa ra 1 kế hoạch điều trị rõ ràng, chắc chắn lộ trình, có cam kết bằng văn bản.

Trăm ngàn nỗi sợ trước khi niềng răng và sự thật ngã ngửa ít ai biết! - Ảnh 3.

Ảnh nhân vật cung cấp

Sợ hóp má, già nua

Rất nhiều người ngay khi nhen nhóm ý định đi niềng răng thì mọi hào hứng đã bị dập tắt hoàn toàn vì nỗi sợ "hóp má già nua". Cô nàng Tú Anh (20 tuổi) dưới đây cũng không phải ngoại lệ.

Nhưng sau khi trải qua quãng thời gian 16 tháng niềng răng, cô nàng không ngần ngại chia sẻ bí kíp để sở hữu gương mặt baby với các đồng niềng đó là: chăm chỉ nhai đồ ăn, nhai để cơ hàm, cơ má được vận động thường xuyên. Cơ hàm cũng như cơ bộ phận khác, vận động liên tục thì sẽ không bị teo. Thời gian đầu niềng răng bạn có thể ăn thức ăn mềm, ít nhai để hạn chế đau nhức nhưng sau đó, khi đã quen với mắc cài, bạn có thể ăn nhai bình thường, chú ý nhai đều cả hai bên để tránh những nguy cơ bị hóp má không mong muốn.

Trăm ngàn nỗi sợ trước khi niềng răng và sự thật ngã ngửa ít ai biết! - Ảnh 4.

Ảnh nhân vật cung cấp

Sợ niềng răng tốn kém

Mong muốn thực hiện ước mơ thay đổi nụ cười nhưng không thể thanh toán một lúc số tiền hàng chục triệu, Hải Anh (sinh viên Đại Học Ngoại Thương) đã chọn niềng răng trả góp tại Răng Hàm Mặt Hồng Ngọc. Theo đó, Hải Anh chỉ thanh toán trước 50% chi phí, số tiền còn lại chia đều mỗi tháng chỉ khoảng 1,3 triệu đồng.

Nhận xét về hình thức chia nhỏ chi phí này, Hải Anh chia sẻ: "Chương trình trả góp rất tiện lợi, mình không cần trả liền một số tiền quá lớn. Việc trả góp như thế rất phù hợp với túi tiền. Vừa không phải chịu áp lực tài chính, vừa an tâm hơn về trách nhiệm của bác sĩ và nha khoa trong suốt quá trình điều trị".

Hải Anh cũng không quên dành những lời động viên tới những bạn đang có ý định niềng răng: "Có đôi lúc trong hành trình hái quả ngọt, bạn sẽ gặp vô vàn những nỗi sợ, nhưng vượt qua được tất cả bạn sẽ nhận được kết quả vô cùng ngọt ngào. Hãy cứ mạnh dạn thay đổi bởi thời gian 1 - 2 năm sẽ trôi qua rất nhanh thôi. Chúc các bạn thành công nhé!".

Dự án "Đeo niềng không phiền" được Răng hàm mặt Hồng Ngọc triển khai nhằm cung cấp đầy đủ, chi tiết những thông tin về niềng răng. Đồng thời giải đáp những thắc mắc, làm rõ những hiểu lầm thường thấy của khách hàng giúp những ai đang quan tâm đến niềng răng sẽ có cái nhìn toàn diện nhất về phương pháp làm đẹp này.

Răng hàm mặt bệnh viện Hồng Ngọc

Hotline: 091.445.3822 - 091.578.6116

Hệ thống 7 chi nhánh: http://niengrang.nhakhoabenhvienhongngoc.vn/hn