Trầm cảm hậu chia tay là có thật và nó nguy hiểm hơn bạn nghĩ nhiều đấy!

Quỳnh Đào, Theo Helino 10:39 27/06/2019
Chia sẻ

Kết thúc một mối quan hệ chưa bao giờ là dễ dàng, vì nó có thể mang lại nhiều hệ quả về tinh thần.

Việc kết thúc một mối quan hệ với một ai đó là một việc khó khăn, thậm chí ngay cả khi bạn không cảm thấy thế, nó vẫn mang lại một số hệ luỵ nhất định. Mỗi người tuy có phản ứng khác nhau khia chia tay, có người vượt qua nhanh, nhưng cũng có những người mắc phải chứng trầm cảm hậu chia tay.

Trầm cảm hậu chia tay là có thật và nó nguy hiểm hơn bạn nghĩ nhiều đấy! - Ảnh 1.

Đây là một thời điểm khó khăn, và cảm giác buồn bã, đau lòng là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, cần phân biệt được đâu là buồn bã như lẽ tự nhiên và đâu là trầm cảm thật sự.

Triệu chứng trầm cảm hậu chia tay

Trầm cảm hậu chia tay là có thật và nó nguy hiểm hơn bạn nghĩ nhiều đấy! - Ảnh 2.

Cần phải biết, đau khổ là điều ai cũng phải trải qua và là một phần của quá trình chữa lành. Tuy nhiên, nó cũng không có nghĩa là cảm giác buồn bã nào cũng là bình thường. Có hai loại phản ứng được các nhà khoa học phân ra là buồn bã một cách "lành mạnh" và "không lành mạnh". Biết được sự khác biệt giữa hai loại này có thể giúp bạn vượt qua chia tay dễ dàng và an toàn.

Biểu hiện của chia tay "lành mạnh" bao gồm:

- Tức giận và bất lực

- Khóc và cảm xúc buồn bã

- Sợ hãi

- Mất ngủ

- Mất động lực đối với một số hoạt động

Những triệu chứng này có thể sẽ rắc rối, nhưng nếu cuộc chia tay diễn ra "suôn sẻ" thì bạn sẽ cảm thấy tốt hơn dần theo thời gian. Có người hồi phục nhanh, nhưng cũng có những người mất nhiều thời gian hơn nên bạn cần phải kiên nhẫn. Mặt khác, trong khi việc cảm thấy những điều trên có thể là bình thường, bạn nên tìm kiếm sự can thiệp chuyên môn nếu tình trạng này không khá lên sau vài tuần, thậm chí tệ hơn. Theo các chuyên gia, để được đánh giá là trầm cảm, bạn phải trải qua 5 trong số 9 biểu hiện sau đây trong ít nhất 2 tuần:

Dấu hiệu trầm cảm hậu chia tay:

- Cảm giác buồn, trống rỗng và vô vọng mỗi ngày.

- Mất hết hứng thú đối với những hoạt động mình từng yêu thích.

- Sụt ký và mất khẩu vị, hoặc thèm ăn và lên cân nhanh.

- Ngủ quá nhiều hoặc quá ít.

- Thường làm những cử chỉ như đi đi lại lại hoặc nắm siết tay, hoặc nói chuyện, hoạt động chậm hơn bình thường.

- Cảm giác như không hề có năng lượng gì cả ngày.

- Cảm thấy mình vô giá trị.

- Khó tập trung và đưa ra quyết định.

- Từng nghĩ về cái chết.

Trầm cảm có thể xảy ra với bất kì ai sau khi chia, nhưng có một số đối tượng có thể dễ bị hơn nhiều người khác. Nguyên do gây trầm cảm có rất nhiều, nhưng bạn có thể có nguy cơ gặp trầm cảm cao hơn nếu bản thân đã từng có tiền sử mắc các bệnh về tinh thần khác. Nguyên do khác gây nên trầm cảm hậu chia tay cũng có thể nằm ở sự thay đổi hormone hoặc đi kèm theo một thay đổi lớn khác trong cuộc sống như mất công việc hoặc người thân qua đời.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu không chữa trị?

Trầm cảm hậu chia tay là có thật và nó nguy hiểm hơn bạn nghĩ nhiều đấy! - Ảnh 5.

Việc nhận ra sớm các triệu chứng trầm cảm hậu chia tay và bắt đầu điều trị có thể ngăn chặn những rủi ro lớn. Nếu không chưa trị, bạn có thể có xu hướng dựa vào rượu bia hoặc các chất kích thích để xoa dịu nỗi đau tinh thần. Trầm cảm cũng có thể gây hại đến sức khoẻ thể chất nhiều hơn bạn nghĩ. Bạn thậm chí có thể bị đau khớp, đau đầu và bị đau bụng một cách không giải thích được. Mặt khác, stress kinh niên có thể làm yếu đi hệ miễn dịch và khiến bạn dễ mắc các loại bệnh hơn. Bạn cũng có thể ăn nhiều hơn (stress-eating) và điều này có thể gây thừa cân, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường.

Một số hệ quả khác có thể bao gồm:

- Các cơn sợ hãi vô cớ.

- Vấn đề ở cơ quan, trường học hoặc ở nhà.

- Suy nghĩ về cái chết.

Cách chữa trị

Bạn cần phải gặp bác sĩ nếu tình trạng tinh thần của mình không tốt hơn từ sau 2 – 3 tuần. Dựa trên tình trạng của bạn mà các chuyên gia có thể sẽ kê đơn thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên những loại thuốc này có thể gây nên cảm giác thèm ăn, mất ngủ, tăng cân, giảm ham muốn tình dục… Nếu những hiệu ứng phụ quá nghiêm trọng, bạn cần nói với bác sĩ để tìm cách giải quyết. Thậm chí, tuỳ vào độ nghiêm trọng mà bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn làm trị liệu tinh thần, nhất là khi bạn từng nghĩ đến việc tự tử.

Một số cách khác để tự chữa trị mà bạn có thể làm bao gồm: Vận động, tập thể dục thể thao, làm cho bản thân bận rộn bằng cách sở thích, nghỉ ngơi nhiều và ngủ đủ giấc, thiền…

Source (Nguồn): Healthline
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày