Dù phim truyền hình Trung Quốc mỗi năm sản xuất hàng trăm đầu phim với đủ thể loại từ cổ trang, ngôn tình đến hình sự, đô thị… nhưng không phải tác phẩm nào cũng xứng đáng để thưởng thức.
Có những bộ phim khiến người xem phải thốt lên: "Đây là một trò đùa?" bởi kịch bản vô lý, diễn xuất thảm họa và thông điệp cổ hủ. Dưới đây là danh sách 10 bộ phim bị dân mạng Trung Quốc đánh giá là "không thể tha thứ" cho đến tận hôm nay.
Với sự góp mặt của Angelababy - một trong những cái tên gây tranh cãi nhất về diễn xuất - bộ phim từng bị chê bai kịch liệt vì nữ chính "đơ toàn tập", mắt trợn gần như mọi khung hình. Đã vậy, kỹ xảo còn cực kỳ sơ sài, phông nền lộ rõ kiểu "cắt ghép như tranh vẽ". Nội dung rời rạc khiến khán giả không thể kiên nhẫn theo dõi đến cuối.
Phiên bản làm lại từ phim Hàn đình đám "She Was Pretty" nhưng lại thất bại toàn diện. Diễn xuất của Địch Lệ Nhiệt Ba bị nhận xét là "diễn quá lố", nam chính Thịnh Nhất Luân thì "đơ như tượng sáp". Nhiều khán giả mỉa mai: "Xem xong chỉ thấy tiếc cho bản gốc".
Một tác phẩm "chạm đáy kỳ vọng" của dòng phim Kim Dung. Tạo hình nhân vật bị chê tơi tả, từ ánh sáng đến phục trang đều tạo cảm giác như một vở hài kịch không chủ đích. Nhân vật Vi Tiểu Bảo lẽ ra phải lém lỉnh, hài hước thì lại trở nên lố bịch, phản cảm trong cách thể hiện.
Dù được kỳ vọng là loạt phim điều tra - chống ma túy hấp dẫn, nhưng "Liệp Băng" lại khiến khán giả thất vọng vì tình tiết phi logic, thiếu kịch tính và nhịp phim lê thê. Có khán giả bình luận: "Xem đến tập 3 mà vẫn không hiểu mình đang xem gì".
Trong Liệp băng, Diêu An Na đóng vai Triệu Hữu Nam, nữ cảnh sát nhiệt huyết luôn sẵn sàng xông pha phá án. Qua mỗi tập phim, Diêu An Na càng lộ rõ các điểm yếu diễn xuất hơn.
Bản làm lại với dàn diễn viên trẻ như Thẩm Nguyệt, Vương Hạc Đệ khiến fan lâu năm "khóc thét". Hình ảnh nhân vật F4 thời thượng trở thành nhóm "sát phong cách Shamate" (trẻ trâu thời xưa), diễn xuất gượng gạo, thiếu cảm xúc. Đã vậy, kịch bản còn bị rút gọn thiếu chiều sâu, khiến phim mất hẳn sức hút.
Tuy phim bị chê dở nhưng may mắn trở thành bệ đỡ cho các diễn viên đến với nhiều kịch bản hay hơn và ghi dấu ấn được trong lòng người hâm mộ.
Lẽ ra là một món ngon tinh tế như phiên bản Nhật, "Quán Ăn Đêm" bản Trung lại trở thành "mì ăn liền nửa sống nửa chín". Dàn dựng rập khuôn, bối cảnh thiếu chân thực, diễn xuất máy móc khiến người xem chẳng còn chút cảm giác ấm áp hay đồng cảm như bản gốc.
Tác phẩm đánh dấu sự góp mặt của Luhan trong mảng truyền hình bị chê là "một cú đánh vào lòng tin khán giả". Diễn xuất bị đánh giá cứng đờ, thiếu cảm xúc, biểu cảm như "dính keo". Kịch bản rập khuôn, sến súa, không đủ sức thuyết phục cả ở phần thể thao lẫn lãng mạn.
Từng bị chỉ trích dữ dội vì cổ xúy quan niệm phong kiến "phụ nữ chỉ có giá trị khi sinh được con trai". Trong khi xã hội hiện đại đã đề cao bình đẳng giới, bộ phim lại truyền tải tư tưởng "sống chết phải có con nối dõi", khiến dư luận phẫn nộ vì nguy cơ làm lệch hướng nhận thức của công chúng.
Tác phẩm "tái định nghĩa" dòng phim cách mạng theo cách... không ai ngờ tới: chỉ huy tác chiến từ biệt thự, y tá ra trận mang giày cao gót, sĩ quan vừa đánh trận vừa... tán gái. Phim bị gắn mác "vô trách nhiệm với lịch sử" và được xem là ví dụ điển hình của "phim yêu nước giả tạo".
Các Quý Ông Đông Bát Khu
Một bộ phim đô thị tưởng sẽ nhẹ nhàng nhưng hóa ra lại "toxic" đến không tưởng. Nhân vật nam chính thường xuyên thể hiện thái độ coi thường phụ nữ, các mối quan hệ đều bị bóp méo thành phiên bản hài nhảm. Người xem phải thốt lên: "Không ai trong ekip cảm thấy có gì sai khi đọc kịch bản này sao?"
Dù điện ảnh luôn là một lĩnh vực có sự thử nghiệm, sáng tạo, nhưng khán giả không thể là "nạn nhân" của những sản phẩm sơ sài, dễ dãi. Những bộ phim trên không chỉ gây thất vọng về mặt chuyên môn mà còn ảnh hưởng đến thị hiếu, tư duy thẩm mỹ và nhận thức xã hội.
Đến một lúc nào đó, câu hỏi đặt ra không chỉ là "phim này ai đạo diễn?", mà còn là "tại sao những phim như thế vẫn tiếp tục được đầu tư và sản xuất?".