Dragon Ball - 7 viên ngọc rồng của Akira Toriyama là bộ truyện tranh gắn liền với thế hệ 8x và 9x đời đầu. Bắt đầu là một bộ truyện tranh được đăng nhiều kỳ trên Weekly Shonen Jump ở Nhật Bản. Dragon Ball đã lan ra nước ngoài thông qua manga và chuyển thể anime được yêu thích trên toàn thế giới.
Theo tài khoản X của Dragon Ball, Toriyama qua đời vì tụ máu dưới màng cứng cấp tính. Các nguồn tin cho biết, trước khi mất, ông vẫn nhiệt huyết làm việc trong nhiều dự án và có nhiều điều ấp ủ.
Akira Toriyama - Cha đẻ của "7 viên ngọc rồng"
Vậy tụ máu dưới màng cứng là gì?
Tụ máu dưới màng cứng là khối máu đông tụ hình thành trong khoang dưới màng cứng. Tụ máu dưới màng cứng thường do chấn thương ở đầu gây ra. Chấn thương đầu gây tổn thương và chảy máu ở các mạch máu trong khoang dưới màng cứng. Máu chảy ra từ mạch máu và đông tụ lại trong khoang dưới màng cứng, chấn thương đầu cũng gây tổn thương nhu mô não.
Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân chủ yếu do chấn thương ở đầu nghiêm trọng làm tĩnh mạch ở khoang dưới màng cứng bị rách. Vết rách này làm cho máu chảy vào khoang và đông tụ lại thành khối máu chèn ép lên mô não.
Nguyên nhân khác cũng có thể do tĩnh mạch nông vỏ não hoặc các xoang trong tĩnh mạch.
Triệu chứng của máu tụ dưới màng cứng cấp tính thường xuất hiện ngay sau khi bị chấn thương hoặc sau vài giờ. Cụ thể như sau:
Vì đây là chấn thương sọ não nặng nề nên hầu như các bệnh nhân đều bị hôn mê ngay sau khi bị chấn thương. Có trường hợp sẽ có khoảng tỉnh, vài giờ sau mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng và bắt đầu rơi vào hôn mê. Hôn mê sâu, xuất hiện co cứng và co giật toàn thân Buồn nôn và nôn mửa nhiều lần Đau đầu dữ dội Chóng mặt Khó nói, khó ăn Khó di chuyển Lú lẫn, hay quên hoặc mất trí nhớ 1⁄2 cơ thể bên đối diện tổn thương não bị liệt (yếu/liệt một bên chi) Thở bất thường Rối loạn thân nhiệt và nhịp tim.
Những người nào bị máu tụ dưới màng cứng?
Máu tụ dưới màng cứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ tụ máu dưới màng cứng sau một chấn thương đầu cao hơn:
- Những người lớn tuổi: Ở những người trên 60 tuổi một số các mạch máu xung quanh não có thể trở nên yếu hơn. Điều này làm cho chúng dễ bị tổn thương và chảy máu. Khi chúng ta già, bộ não có thể teo nhỏ bên trong hộp sọ một chút. Điều này làm căng các mạch máu và làm cho chúng dễ chảy máu hơn khi bị chấn thương ở đầu.
- Những người nghiện rượu: Nghiện rượu có thể ảnh hưởng đến khả năng đông máu. Nó cũng có thể gây teo não như khi chúng ta già. Điều này cũng làm căng các mạch máu và tăng nguy cơ chảy máu. Những người nghiện rượu hay bị té ngã nhiều hơn và bị chấn thương đầu nhiều hơn.
- Những người điều trị thuốc kháng đông: Điều trị thuốc kháng đông (bao gồm cả điều trị bằng Aspirin hoặc Warfarin) cũng có thể làm tăng khả năng bị máu tụ dưới màng cứng sau chấn thương đầu.
- Em bé: Ở trẻ máu tụ dưới màng cứng có thể do rách tĩnh mạch trong khoang dưới màng cứng. Điều này có thể do bạo hành ở trẻ em. Tuy nhiên, không phải tất cả máu tụ dưới màng cứng ở trẻ sơ sinh là do bạo hành gia đình và không nên luôn nghĩ như vậy. Máu tụ dưới màng cứng ở trẻ cũng có thể xảy ra do những nguyên nhân khác, như chấn thương đầu do tai nạn chẳng hạn.