Tin được không: Nhờ thất nghiệp nên học được cách “sinh tồn” giữa TP.HCM chỉ với 5 triệu/tháng?

Ngọc Linh, Theo Nhịp sống thị trường 20:00 11/06/2024
Chia sẻ

Thực sự có thể sống ở TP.HCM với ngân sách 5 triệu/tháng ư?

Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, một bạn trẻ đã đăng bài tâm sự về “cách sinh tồn” ở TP. HMC với mức ngân sách chỉ 5 triệu đồng/tháng. Lý do khiến bạn trẻ này phải chi tiêu tằn tiện đến vậy chỉ gói gọn trong 2 từ: Thất nghiệp.

Tin được không: Nhờ thất nghiệp nên học được cách “sinh tồn” giữa TP.HCM chỉ với 5 triệu/tháng? - Ảnh 1.

Nhờ thất nghiệp mà học được cách “sinh tồn” ở TP.HCM với 5 triệu đồng/tháng

Con số 5 triệu này quả thực khiến nhiều người phải “mắt chữ O, miệng chữ A” vì ai cũngbiết sống ở thành phố lớn đắt đỏ tới mức nào.

Nhìn vào các khoản chi hiện tại của bạn trẻ này, có lẽ khoản có thể cắt giảm chỉ là tiền mua sắm (200k) và tiền vitamin (300k). Thế là tính ra cũng giảm được thêm 500k/tháng.

Ngoài ra, nếu tình hình tài chính quá hạn hẹp mà vẫn chưa tìm được việc mới, để tiết kiệm được thêm đồng nào hay đồng ấy, có người còn khuyên bạn trẻ này giảm thêm 500k tiền ăn, từ 2,5 triệu đồng xuống còn 2 triệu đồng/tháng; đồng thời cắt luôn khoản dầu gội sữa tắm.

Tin được không: Nhờ thất nghiệp nên học được cách “sinh tồn” giữa TP.HCM chỉ với 5 triệu/tháng? - Ảnh 2.
Tin được không: Nhờ thất nghiệp nên học được cách “sinh tồn” giữa TP.HCM chỉ với 5 triệu/tháng? - Ảnh 3.

Cộng đồng mạng bày cắt siết chặt chi tiêu cho bạn trẻ này trong quãng thời gian thất nghiệp

Bên cạnh đó, nhiều người cũng khuyên bạn trẻ này không nên “nhốt” mình trong 4 bức tường. Nếu chưa thể tìm được việc đúng chuyên ngành như mong muốn, chạy xe ôm hoặc đăng ký làm shipper cho các cửa hàng, quán ăn online cũng là lựa chọn không tồi; vừa có thêm thu nhập, vừa xử lý được trạng thái rảnh rỗi sinh nông nổi, âu lo.

Và quan trọng nhất là siết chặt chi tiêu một cách quá khắt khe như thế này cũng không phải cách hay, có thể duy trì lâu dài.

“Nếu muốn thì 4 triệu cũng đủ tiêu cả tháng nhưng như vậy không phải là đang sống”

Hoàng Phước (sinh năm 2001), hiện đang sinh sống và làm việc ở TP.HCM cho rằng 5 triệu là đủ tiêu trong 1 tháng ở TP.HCM, thậm chí 4 triệu cũng vẫn sống được nếu từ bỏ tất cả các nhu cầu cá nhân, từ chăm sóc sức khỏe cho tới giao lưu, gặp gỡ bạn bè. Tuy nhiên, Gen Z này lại không ủng hộ lối sống đó.

Tin được không: Nhờ thất nghiệp nên học được cách “sinh tồn” giữa TP.HCM chỉ với 5 triệu/tháng? - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

“Mới năm ngoái thôi, cũng có tháng mình có chưa tới 5 triệu để tiêu, vì vừa tốt nghiệp chưa xin được việc mà tiền tiết kiệm cũng chẳng còn bao nhiêu, xin bố mẹ thì cũng thấy ngại nên đành vay mượn bạn bè để trang trải cuộc sống.

Muốn sống được với mức ngân sách 5 triệu/tháng, cứ xác định là phải ở chung với ít nhất 3 người để san sẻ tiền phòng. Ăn hàng hay cà phê tụ tập là chuyện quá xa vời, đừng nghĩ tới làm gì. Tự ăn ở nhà nhưng chủ yếu cũng chỉ ăn mì tôm với trứng chứ cũng chẳng được ăn thịt nhiều.

Nói chung nếu muốn tiết kiệm thì 4-5 triệu vẫn là đủ sống ở thành phố lớn nhưng mình thấy như vậy khổ quá, không phải là đang sống nữa rồi” - Hoàng Phước chia sẻ.

Đồng quan điểm với Hoàng Phước là Nhật Thùy (sinh năm 1999), cũng đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Đi làm đã được hơn 3 năm, Nhật Thùy cho rằng việc duy trì thói quen tiết kiệm quan trọng hơn nhiều nỗ lực siết chặt chi tiêu ở mức tối đa.

Tin được không: Nhờ thất nghiệp nên học được cách “sinh tồn” giữa TP.HCM chỉ với 5 triệu/tháng? - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

“Tiết kiệm quá thì không lâu dài được, mình nghĩ vậy. Bản thân mình cũng thế. Hồi mới ra trường đi làm, mình cũng ham tiết kiệm lắm. Lương 9 triệu mà đặt mục tiêu tiết kiệm 4,5 triệu mỗi tháng. Làm được đúng 1 tháng, sống thì vẫn sống được nhưng thấy khổ quá, kiểu đi cà phê với bạn, mua cốc nước 50k thôi cũng phải đắn đo, xong tự thấy mình có phần bủn xỉn.

Thế là từ tháng sau mình tiết kiệm ít đi để cuộc sống thoải mái hơn. Dù sao mình vẫn còn trẻ, cũng cần gặp gỡ, mở rộng mối quan hệ chứ không thể ngưng mọi kết nối để tiết kiệm thêm vài trăm ngàn. Như vậy mình thấy không đáng” - Nhật Thùy khẳng định.

Suy cho cùng, tiết kiệm là thói quen cần được hình thành và duy trì cả đời. Để không chán nản quá mà thành ra từ bỏ mục tiêu xây dựng thói quen tích lũy, tốt nhất là đừng ép bản thân vào cái khuôn quá hẹp, bạn công nhận không?

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày