Đúng là trên đời có muôn vẻ tiểu tam. Một khi đã được lòng ông chồng rồi thì thích ăn nói, ra vẻ thế nào cũng được. Trong cảnh quay tiết lộ thân phận của cậu hai Khải Văn (Khương Thịnh) của Tiếng Sét Trong Mưa, cho thấy thực ra cậu cả đẹp trai nhà điền chủ này thực ra là con ngoài giá thú của ông chủ với một cô giúp việc tên Lành. Người phụ nữ này đến lúc gần đất xa trời vẫn có thói chê bai tỏ vẻ bề trên và ăn nói dài dòng.
Sinh con xong, chắc bị tổn thương hay bị ai đó đánh đập nên Lành lâm vào cảnh hấp hối. Cô nàng phải xuống nước năn nỉ "chính cung" nuôi hộ đứa con trai còn đỏ hỏn. Kết hợp với kiểu nói năng ngạo mạn, những lời nói của Lành trở nên khá mâu thuẫn. Câu trước vừa năn nỉ bà vợ cả hãy "đừng làm khổ con tôi" xong, đã quay sang nói người ta là: "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng". Thái độ của cô tiểu tam này vẫn khá lồi lõm.
Chân dung cô tiểu tam thích nói giọng bề trên của "Tiếng Sét Trong Mưa".
Câu trăn trối đầu tiên mà cô Lành nói ra, đó là: "Bà chủ! Tôi chỉ mong bà rộng đức hiếu sinh mà đừng làm khổ Khải Văn (Hấp hối mà nói chuyện khá dài dòng)". Thế mà ngay sau đó, đã quay sang nói với cậu chủ: "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng". Ý nói rằng giao con cho bà chủ, sợ bà sẽ đối xử ngược đãi con mình. Vì bà là "dì ghẻ" nên sẽ không thương con riêng của chồng. Vấn đề là tình cảnh mà Lành nói ra câu này khá buồn cười, thường thì dì ghẻ sẽ là vợ hai, vợ sau người vợ cả. Ý cô Lành có lẽ ám chỉ rằng mình mới là người được ông điền chủ yêu, còn bà kia chỉ là vợ bé. Trong khi người ta chính thức thành vợ của ông điền chủ trước?
Cô bồ nhí vừa nhờ người ta thương tình, đừng hại con mình xong đã quay qua nói: "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng".
Nếu muốn gửi con mà sợ người ta ngược đãi con mình, có lẽ Lành nên dặn "bồ" đem con cho cô nhi viện, hoặc gửi con đến nhà bà con gì đó nuôi thì hơn. Đằng này, cô nàng vừa phủ đầu gọi người ta là "mẹ ghẻ" và tin chắc rằng sẽ không thương con mình xong, Lành đã quay sang nhờ bà chủ rộng lòng nhận Khải Văn như con trong nhà. Dường như cô Lành đã "quên" chuyện mình tằng tịu với ông chủ mà "bắt" bà hội đồng hứa sẽ không làm hại Khải Văn. Cứ như cô Lành này đang cho rằng mình ở kèo trên vậy!
Người ở "tâm phúc" - năn nỉ bà chủ nhận nuôi con người ta.
Đồng thời, cô Lành này cũng có vẻ là người khá thích tỏ ra đoan trang, chính trực. Ngoài thói ăn nói kẻ cả, thì Lành còn nói chuyện rất dài dòng. Máu chảy đầy đầu, sắp chết đến nơi mà Lành còn thích trích dẫn ca dao tục ngữ. Chưa kể, cô nàng còn dùng từ rất bay bổng, văn chương. Cô nàng dùng những câu như :"Mấy đời bánh đúc có xương" và "Đức hiếu sinh" là những từ khá văn vẻ, màu mè. Thà cô nói ít tiết kiệm hơi sức, chờ người gọi thầy thuốc đến cứu may ra còn qua khỏi đại nạn. Nhưng có lẽ, Lành đã không qua được vì bị hụt hơi, hết sức do nói quá nhiều!
Thái độ của ông Hội Đồng cũng khó chấp nhận. Trước mặt vợ, ông ngang nhiên ôm nhân tình, hứa hẹn sẽ không để ai làm Khải Văn phải khổ. Ông Hội đồng nhìn vợ, khá trơ trẽn mở lời: "Lành đã nói vậy rồi! Em cũng nên hứa một lời để cho cô ấy yên tâm mà ra đi!"? Đây quả là một đức ông chồng nhiệt thành, dành hết mọi yêu thương cho... nhân tình mặc cho bà vợ, người bị cắm sừng tức tối ngồi nhìn.
Trước mặt vợ, ông điền chủ ôm bồ nhí khóc rưng rức.
Trước tình cảnh tréo ngoe như vậy, bà Hội đồng vẫn bình tĩnh chấp thuận đòi hỏi trên cành cao của Lành. Bà hứa sẽ đối xử tốt với cậu bé Khải Văn, đồng thời yêu cầu bà Bảy giúp việc phải giữ kín thân thế của cậu bé. Chắc để tránh lời ra tiếng vào.
Bà hội đồng dù rất tức giận, nhưng vẫn chấp thuận lời đề nghị của cô "tiểu tam".
Thực ra, Khải Văn vô tội. Nếu cô Lành không màu mè, đòi hỏi này kia và gã nhân tình của cô không đổ dầu vào lửa, bà Hội đồng - vợ của ông điền chủ hẳn cũng chẳng làm khó cậu bé làm gì. Mặc dù vậy, nhưng chứng kiến chồng mình ôm nhân tình, nói đỡ cho người ta và hứa hẹn tương lai cho đứa con ngoài giá thú, ít có người phụ nữ nào mà không nổi giận lắm. Nhưng bà Hội đồng vẫn cắn răng, và đối xử tốt với Khải Văn mãi cho đến 30 năm sau, khi ông chồng lang chạ của bà không còn nữa. Cậu con ngoài giá thú Khải Văn trở thành một công tử khá điển trai của nhiều đồn điền, được mẹ tin tưởng giao cho đi thu thuế. Tính ra, bà Hội đồng là người có chữ tín, và là người phụ nữ khá bao dung đấy chứ!
Khải Văn 30 năm sau được "dì ghẻ" nuôi lớn, gả cho vợ đẹp lại còn tin tưởng gửi đi thu sưu thuế về cho gia đình.
Xét cho cùng, cô tiểu tam vẫn là tạo hình hơi quá đà. Ít ra thì cô ấy vẫn nên xuống nước, nói chuyện phải phép vì dù sao, Lành vẫn có thân phận thấp hơn bà Hội đồng, ngoài ra thì cô cũng là người đã ăn ngủ lén lút với cậu chủ. Nên ít nhiều gì, vào lúc gần đất xa trời Lành cũng phải hiểu rằng mình đang yêu cầu bà Hội đồng một ân huệ khổng lồ. Bà ta sẽ phải cắn răng nhìn bằng chứng ngoại tình của chồng khôn lớn trong chính ngôi nhà của mình, mãi mãi về sau.
Tiếng Sét Trong Mưa là phim truyền hình lấy bối cảnh miền Tây thời những năm Pháp thuộc. Phim kể về cuộc đời của Bình (Nhật Kim Anh), lang thang và lạc bước vào một gia đình phú hộ. Cô từ một cô gái quê nghèo, đã lọt vào mắt xanh của cậu Ba ngang ngược - Khải Duy (Cao Minh Đạt). Từ đó, cuộc sống của Bình thay đổi và cô chính thức bước chân vào tầng lớp thượng lưu đầy tranh đoạt, mưu mô hại người.
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Tiếng Sét Trong Mưa với khá nhiều tình huống oái oăm như thế này, sẽ tiếp tục lên sóng phục vụ khán giả vào lúc 20h các ngày thứ 2 - 7 hàng tuần trên kênh THVL1.