Có lẽ bạn đã từng nghĩ, sản xuất mì ăn liền thì cần gì đến phòng thí nghiệm. Thế nhưng, nếu được “tận mục sở thị” một phòng thí nghiệm được đầu tư hiện đại bậc nhất tại một công ty sản xuất mì ăn liền hàng đầu Việt Nam thì bạn sẽ lập tức phải ồ lên “không ngờ sản xuất mì ăn liền lại cầu kì và nghiêm ngặt đến thế”.
Hiện nay, trong quy trình sản xuất mì ăn liền, các nguyên vật liệu và sản phẩm đều trải qua nhiều khâu kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó, phòng thí nghiệm mì ăn liền được lập ra không chỉ đảm bảo tiêu chí kết quả kiểm tra nhanh chóng, chính xác, kịp thời mà quan trọng là nhằm đảm bảo mỗi sản phẩm mì ăn liền đến tay người tiêu dùng đều là những sản phẩm đạt chất lượng, thơm ngon và an toàn nhất.
Phòng thí nghiệm được xây dựng và đầu tư trang thiết bị hiện đại để đảm bảo sự chính xác, trung thực và khách quan với sứ mệnh đem đến sự hài lòng và sức khỏe cho người tiêu dùng.
Các phòng thử nghiệm hóa lý, vi sinh đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ chuyên biệt cho từng lĩnh vực thử nghiệm.
100% nguyên liệu trước khi nhập vào nhà máy để sản xuất đều phải trải qua quá trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng căn cứ theo các chỉ tiêu chất lượng đã thiết lập như Tiêu chuẩn Toàn Cầu về An toàn Thực phẩm BRC, Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm thực phẩm IFS Food, Nguyên tắc về vệ sinh thực phẩm HACCP và Tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001.
Đặc biệt, để đáp ứng các quy định, luật định về thực phẩm của Việt Nam và các nước xuất khẩu, phòng thí nghiệm còn được trang bị hệ thống thiết bị tối tân, nhập trực tiếp từ Mỹ, Nhật Bản… với chi phí hàng tỷ đồng như phòng thử nghiệm GMO hiện đại phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát sinh vật biến đổi gen (GMO) trong thực phẩm; máy sắc ký lỏng ghép khối phổ dùng để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…
Sản xuất mì ăn liền không chỉ đơn giản là nhào bột, cán bột, kéo sợi và chiên thôi đâu mà các chuyên gia còn phải dày công kiểm tra tất cả các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh theo công bố chất lượng sản phẩm với Cục An toàn thực phẩm như hàm lượng ẩm, hàm lượng chất béo, hàm lượng đạm, chỉ số oxy hóa của dầu, kim loại nặng…
Chỉ số oxy hóa của dầu (Axit value – AV) luôn được kiểm tra, đánh giá thường xuyên để đảm bảo đạt mức cho phép của Uỷ ban tiêu chuẩn Quốc tế Codex và tiêu chuẩn Việt Nam quy định 2 mg KOH/gram dầu.
Không chỉ có máy móc thiết bị hiện đại trị giá “triệu đô” mà nơi đây còn sở hữu tài sản vô giá là những nhân viên có trình độ chuyên môn cao, thường xuyên được đào tạo, tập huấn tại các trung tâm phân tích uy tín trong và ngoài nước để cập nhập kiến thức mới, nâng cao trình độ.
Chắc hẳn với trải nghiệm ngày hôm nay chúng ta đã bắt đầu thay đổi ít nhiều khái niệm về mì ăn liền rồi nhỉ.
Hình ảnh và tư liệu trong bài được lấy từ công ty Acecook Việt Nam.