Thực hư vụ "phóng viên chiến trường Ukraine" tạo dáng trong trường quay?

Hữu Hiển, Theo Pháp luật & Bạn đọc 10:17 11/04/2022

Trang The Paper của Trung Quốc mới đây đưa tin, một người dùng mạng xã hội Weibo đã đăng hai bức ảnh với dòng chữ ám chỉ đây là "phóng viên chiến trường Ukraine".

Trong hai bức ảnh, "phóng viên" đang đứng cạnh những người lính trong chiến hào hoặc trước đống đổ nát có cờ Ukraine, nhưng hậu cảnh cho thấy cả hai cảnh đều được dàn dựng trong trường quay.

Thực hư vụ phóng viên chiến trường Ukraine tạo dáng trong trường quay? - Ảnh 1.
Thực hư vụ phóng viên chiến trường Ukraine tạo dáng trong trường quay? - Ảnh 2.

Bức ảnh thứ nhất cho thấy "phóng viên" đang đứng cạnh những người lính trong chiến hào

Thực hư vụ phóng viên chiến trường Ukraine tạo dáng trong trường quay? - Ảnh 3.

Bức ảnh thứ hai cho thấy "phóng viên" đang đứng trước đống đổ nát có cờ Ukraine

Bức ảnh đầu tiên đến từ đâu?

Theo trang The Paper, nhập dòng chữ tiếng Pháp ở bức ảnh thứ nhất vào công cụ tìm kiếm Google sẽ tìm thấy một dòng tweet được đăng trên Twitter vào ngày 26/2/2022, với đại ý là: "Ông Zelensky kêu gọi những người châu Âu muốn chiến đấu hãy gia nhập Ukraine... BHL (Bernard -Henri Lévy) ngay lập tức hưởng ứng lời kêu gọi và đã tiến vào khu vực giao tranh của trường quay France 2 (Đài truyền hình công cộng số 2 của Pháp)".

Thực hư vụ phóng viên chiến trường Ukraine tạo dáng trong trường quay? - Ảnh 4.

Một dòng tweet từ ngày 2/3/2022 cũng sử dụng bức ảnh tương tự, nội dung đề cập: "Hôm qua, Bernard-Henri Lévy đã thừa nhận với phóng viên Anne Laure Bonnel trên một chương trình thời sự của CNEWS rằng, một số bức ảnh chiến tranh là giả. Bernard-Henri Lévy lý luận rằng, một số bức ảnh của ông được chụp trong bối cảnh tiền tuyến ở trường quay France 2. Hình ảnh đính kèm là một ví dụ."

Thực hư vụ phóng viên chiến trường Ukraine tạo dáng trong trường quay? - Ảnh 5.

Bernard-Henri Lévy là triết gia, nhà văn, nhà hoạt động xã hội, nhà làm phim người Pháp, thường được gọi đơn giản là BHL tại Pháp. Ông là một trong những người đứng đầu tổ chức "Các triết gia mới". Năm 2015, tờ Boston Globe cho rằng, Bernard-Henri Lévy "có lẽ là trí thức lỗi lạc nhất ở Pháp hiện nay".

Trong những năm qua, quan điểm, hoạt động chính trị và các ấn phẩm của Bernard-Henri Lévy đã gây ra khá nhiều tranh cãi tại Pháp. Về mặt học thuật, một số nhà báo và triết gia đã gọi ông là một "trí thức giả mạo". Về mặt chính trị, ông kêu gọi sự can thiệp của châu Âu và Mỹ trong quá trình Nam Tư tan rã; và vào năm 2011, ông cũng kêu gọi sự can thiệp của phương Tây vào Libya.

Sử dụng công cụ tìm kiếm ngược hình ảnh của Google, phóng viên trang The Paper thấy rằng, bức ảnh này được đăng lần đầu tiên trên tài khoản Twitter cá nhân của Bernard-Henri Lévy vào ngày 1/9/2015, không hề có trường quay hoặc màn hình xanh trong hình ảnh gốc. Theo dòng tweet, bức ảnh được chụp trên chiến tuyến trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở tỉnh Kirkuk (Iraq).

Thực hư vụ phóng viên chiến trường Ukraine tạo dáng trong trường quay? - Ảnh 6.

Nội dung của hai dòng tweet bằng tiếng Pháp ở trên cũng không chính xác. Bernard-Henri Lévy tham gia chương trình CNEWS vào ngày 1/3. Sau khi phóng viên Anne Laure Bonnel cho xem một số bức ảnh về người tị nạn được chụp ở Ukraine, Bernard-Henri Lévy đã nói rằng, "chúng ta đang sống trong một thời đại mà cần phải nghi ngờ tính xác thực của những bức ảnh".

Ngày 25/2, Bernard-Henri Lévy tham gia một chương trình trên đài France 2. Tại đây, ông và một khách mời khác - cựu Thủ tướng Pháp Dominique De Villepin - đã bất đồng quan điểm về những gì Pháp nên xử lý tình hình ở Ukraine. Ông De Villepin cho rằng, Pháp không nên can thiệp quân sự vào tình hình ở Ukraine; trong khi Bernard-Henri Lévy lại có quan điểm ngược lại. Chương trình cũng không được quay trong bối cảnh tiền tuyến ở trường quay.

Thực hư vụ phóng viên chiến trường Ukraine tạo dáng trong trường quay? - Ảnh 7.

Bức ảnh thứ hai đến từ đâu?

Theo trang The Paper, khi tìm kiếm bức ảnh thứ hai có bối cảnh Ukraine, có thể thấy rằng nó xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2014. Căn cứ theo thông tin trên tờ Le Monde của Pháp vào tháng 1/2018, bức ảnh gốc do phóng viên ảnh Emeric Fohlen chụp và đăng trên tạp chí VSD vào tháng 3/2014, cho thấy Bernard-Henri Lévy đứng trên đường phố Kyiv mà không hề có phông nền trường quay.

Thực hư vụ phóng viên chiến trường Ukraine tạo dáng trong trường quay? - Ảnh 8.

Bởi vì Bernard-Henri Lévy quá gây tranh cãi ở Pháp, nên có hẳn một trang blog Tumblr chuyên chế ảnh của ông ta.

Thực hư vụ phóng viên chiến trường Ukraine tạo dáng trong trường quay? - Ảnh 9.

Tóm lại, nhân vật chính trong những bức ảnh được chia sẻ trên Weibo không phải là một "phóng viên chiến trường Ukraine", mà là một trí thức người Pháp - Bernard-Henri Lévy. Những bức ảnh gốc được chụp lần lượt ở Iraq vào năm 2015 và Ukraine vào năm 2014, và trong ảnh không hề có bối cảnh trường quay.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày