Thực hư việc đặt tỏi vào âm đạo để chữa bệnh phụ khoa: Bí quyết hay hiểm họa?

Mỹ Ý, Theo Trí Thức Trẻ 13:02 29/02/2020

Theo một nghiên cứu cho thấy ở Việt Nam hiện nay có gần 90% phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục. Do đó, việc chữa bệnh phụ khoa bằng những cách đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà cũng rất được quan tâm.

Chữa bệnh phụ khoa do nhiễm trùng nấm men bằng tỏi là cách điều trị tại nhà được nhiều chị em sử dụng hiện nay. Vậy thực hư phương pháp dân gian này là như thế nào?

Thực hư việc đặt tỏi vào âm đạo để chữa bệnh phụ khoa: Bí quyết hay hiểm họa? - Ảnh 1.

Loại nấm men Candida thường gây nên bệnh phụ khoa phổ biến xuất hiện ở khắp mọi nơi, ngay cả bên trong cơ thể của bạn. Chúng phát triển ở những nơi có độ ẩm và nhiệt độ cao như ở bộ phận sinh dục và một số khu vực nhất định trên da.

Chúng có thể phát triển ở những người có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ có thai, người có bệnh tiểu đường hoặc nhiễm HIV/AIDS. Ngoài ra, việc uống thuốc kháng sinh trong một thời gian dài có thể giết chết các vi khuẩn tự nhiên trong cơ thể của bạn, tạo thuận lợi cho Candida phát triển.

Theo nhiều trang mạng xã hội chia sẻ, tỏi có chất chứa kháng khuẩn tự nhiên giúp tiêu diệt nấm âm đạo nhanh chóng, an toàn.

Nhiều người đã và điều trị thành công các bệnh phụ khoa nhờ vệ sinh vùng kín bằng nước ép tỏi, bôi tỏi xay nhuyễn lên “cô bé” hay thậm chí nhét cả tép tỏi vào sâu trong âm đạo.

Tuy nhiên, theo thực tế thì chưa có một nghiên cứu khoa học nào cho thấy tỏi có khả năng điều trị các bệnh phụ khoa mà còn khiến vùng kín dễ bị xâm nhập bởi các vi khuẩn từ đất bám sâu trong tỏi hoặc các hoá chất độc hại dùng bảo quản tỏi.

Ngoài ra, tỏi là gia vị có tính nóng, nếu dùng cho vùng da nhạy cảm như vùng kín rất dễ gây bỏng, phồng rộp thậm chí làm cho niêm mạc âm đạo bị lở loét dẫn đến bệnh ngày càng nặng.

Thực hư việc đặt tỏi vào âm đạo để chữa bệnh phụ khoa: Bí quyết hay hiểm họa? - Ảnh 3.

Ngoài tỏi, còn có các bài thuốc dân gian truyền miệng nhằm vệ sinh âm đạo và trị bệnh phụ khoa mà bạn cần tránh như sau:

Dưa chuột (dưa leo)

Các blogger, vlogger và một số nhà trị liệu sức khỏe tuyên bố hàm lượng vitamin cao của trái cây "giúp khử trùng và duy trì mùi dễ chịu" của vùng kín và thậm chí có thể tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Thực hư việc đặt tỏi vào âm đạo để chữa bệnh phụ khoa: Bí quyết hay hiểm họa? - Ảnh 4.

Tuy nhiên, trên thực tế, sử dụng dưa chuột như một hình thức thụt rửa thực sự có thể khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn và dẫn đến các bệnh như lậu bởi việc làm đảo lộn sự cân bằng pH tự nhiên trong âm đạo.

Sữa chua

Mọi người đều nghĩ rằng các vi khuẩn lên men trong sữa chua tiết ra chất kháng sinh kích thích quá trình làm lành thương tổn vì thế mà có thể giúp chống lại nấm. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ngâm một tampon trong sữa chua và đặt nó vào âm đạo của bạn không khác gì lãng phí một loại sữa chua tốt cho đường ruột và da dẻ của bạn.

Thực hư việc đặt tỏi vào âm đạo để chữa bệnh phụ khoa: Bí quyết hay hiểm họa? - Ảnh 5.

Mùi tây

Một trào lưu khiến nhiều chị em đang phát sốt chính là đặt rau mùi tây vào vùng kín bởi họ tin đây là cách "tự nhiên" khiến điều hoà chu kỳ kinh nguyệt.

Giới chuyên gia nhấn mạnh rau mùi tây hoặc bất kỳ loại lá xanh nào khác sẽ không thúc đẩy kinh nguyệt xuất hiện sớm. Quan trọng hơn, việc đưa vật lạ vào âm đạo có thể gây nhiễm trùng và sốc độc nếu để bên trong, thậm chí gây tử vong.

Thực hư việc đặt tỏi vào âm đạo để chữa bệnh phụ khoa: Bí quyết hay hiểm họa? - Ảnh 6.

Cũng tương tự việc dùng nước tỏi hay sữa chua chữa bệnh vùng kín, việc dùng rau mùi tây đặt vào vùng kín là cách chữa bệnh hoàn toàn sai lầm, không có cơ sở khoa học.

Các triệu chứng của nhiễm trùng nấm men

34% phụ nữ nghĩ rằng mình bị nhiễm trùng nấm men nhưng thực tế họ lại không làm sao cả.

Những triệu chứng của nhiễm trùng nấm men bao gồm:

- Ngứa và đau nhức xung quanh môi âm hộ và việc mở của âm đạo.

- Khí hư nhiều hơn bình thường - dày và trắng hoặc mỏng và chảy nước.

- Đau khi quan hệ tình dục.

- Cảm giác châm chích khi đi tiểu.

- Da đỏ xung quanh âm hộ.

Nguồn: The Sun , Healthline