Thứ 8 năm trước nếu tôi biết rõ thì lương không tới 10 triệu vẫn dư sức tiết kiệm

Vân Anh , Theo Thanh niên Việt 23:59 10/04/2025
Chia sẻ

Đây là lời khuyên của những người đi trước dành cho dân văn phòng mới đi làm.

Khi bắt đầu đi làm, hầu hết chúng ta đều bỡ ngỡ với việc quản lý tài chính cá nhân. Tiền lương đầu tiên thường mang lại cảm giác hứng khởi, nhưng nếu có kế hoạch lâu dài, số tiền ấy có thể dễ dàng bốc hơi mà không mang lại giá trị lâu dài.

Thời mới đi làm, mình quản lý tài chính thế nào?

Minh Tuấn (32 tuổi, nhân viên IT, TP.HCM) chia sẻ hồi mới đi làm cách đây 8 năm, lương tháng đầu tiên của anh là 8 triệu đồng. Lúc đó anh suy nghĩ đơn giản: Đi làm là để tận hưởng nên anh chi tiêu khá thoải mái. “Mình mua điện thoại mới, đi ăn uống với bạn bè, thậm chí mua vài món đồ công nghệ chỉ để ‘bằng anh bằng em’. Cuối tháng, tài khoản gần như cạn kiệt, mình mới giật mình nhận ra chẳng để dành được đồng nào. Năm đầu tiên đi làm, mình không có khái niệm tiết kiệm hay đầu tư gì cả. Tiền đến rồi đi, mình chỉ sống theo kiểu ‘được ngày nào hay ngày đó’. Mãi đến khi công ty có đợt cắt giảm nhân sự, mình mới thấy hoang mang vì không có khoản dự phòng nào trong tay.”

Thứ 8 năm trước nếu tôi biết rõ thì lương không tới 10 triệu vẫn dư sức tiết kiệm- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Một trường hợp khác, Hà Linh (29 tuổi, chuyên viên Marketing, Hà Nội) cũng không tránh khỏi những sai lầm về tài chính khi mới đi làm. Cách đây 6 năm, cô nàng nhận được mức lương đầu tiên là khoảng 6 triệu đồng.

“Thời điểm đó, mình ở trọ cùng bạn, chi phí thuê nhà và sinh hoạt đã ngốn hơn nửa lương. Phần còn lại mình thường dùng để mua quần áo, đi chơi, hoặc thỉnh thoảng ‘đầu tư’ vào các khóa học ngắn hạn nhưng không thực sự nghiêm túc. Mình từng nghĩ rằng còn trẻ, cứ tiêu trước đã, sau này kiếm nhiều tiền hơn rồi tính. Kết quả là sau 2 năm đi làm, mình không có nổi 10 triệu đồng tiết kiệm. Đỉnh điểm là khi mẹ mình bị ốm, cần tiền gấp, mình phải vay bạn bè vì chẳng có khoản nào để xoay xở”, Hà Linh nói.

Còn với Đức Anh (34 tuổi, quản lý bán hàng, Đà Nẵng) nhớ lại cách đây 8 năm, hồi mới đi làm, anh nhận lương tháng đầu tiên là 7 triệu đồng. Khi đó, anh sống cùng gia đình nên không phải lo tiền nhà, nhưng lại có thói quen chi tiêu xa xỉ.

“Mình mua xe máy mới, đi du lịch với bạn bè,... Nhưng thực tế, mình không kiểm soát được dòng tiền. Có tháng tiêu hết lương, còn phải xin thêm tiền bố mẹ để trang trải. Sau 3 năm đi làm, mình mới nhận ra nếu cứ tiếp tục thế này, mình sẽ chẳng bao giờ có tài sản gì đáng kể”, Đức Anh cho biết.

Chi tiêu kỷ luật, không dám tiêu xài phung phí

Sau vài năm bấp bênh tài chính, Minh Tuấn đã học cách chia nhỏ thu nhập kiếm được và đặt mục tiêu tài chính rõ ràng. Anh chàng chia sẻ: “Mình bắt đầu áp dụng nguyên tắc 50/30/20: 50% lương cho chi phí thiết yếu (nhà cửa, ăn uống), 30% cho sở thích cá nhân (giải trí, học tập), và 20% để tiết kiệm hoặc đầu tư. Ban đầu, mình thấy khó vì thói quen tiêu xài thoải mái đã ăn sâu, nhưng dần dần mình quen. Điều quan trọng là phải đặt mục tiêu cụ thể: tiết kiệm để mua nhà, lập quỹ khẩn cấp, hay đầu tư dài hạn. Với người mới đi làm, mình khuyên các bạn hãy dành ít nhất 10-20% lương để tiết kiệm ngay từ tháng đầu tiên, dù ít hay nhiều. Đừng chờ đến khi lương cao mới bắt đầu, vì thói quen tốt cần rèn từ sớm. Ngoài ra, hãy tận dụng các công cụ quản lý tài chính như ứng dụng ghi chép chi tiêu để kiểm soát dòng tiền.”

Thứ 8 năm trước nếu tôi biết rõ thì lương không tới 10 triệu vẫn dư sức tiết kiệm- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Trong khi đó, Hà Linh chia sẻ cô đã xây dựng quỹ khẩn cấp và cố gắng hạn chế nợ tiêu dùng. “Nhìn lại, mình ước gì hồi đó mình biết đến khái niệm quỹ khẩn cấp sớm hơn. Với người mới đi làm, mình khuyên các bạn nên đặt mục tiêu tiết kiệm ít nhất 3-6 tháng chi phí sinh hoạt cơ bản làm quỹ dự phòng. Đây là số tiền giúp bạn vượt qua những tình huống bất ngờ như mất việc, ốm đau, hay gia đình cần hỗ trợ. Mình từng phải vay nợ vì không có khoản này, và việc trả nợ rất áp lực. Ngoài ra, hãy cẩn thận với nợ tiêu dùng – như vay mua điện thoại, đồ dùng không cần thiết. Nếu phải vay, hãy chắc chắn bạn có kế hoạch trả rõ ràng. Mình giờ đây luôn ưu tiên tiết kiệm trước, tiêu sau, thay vì ngược lại như trước kia”, cô nàng thổ lộ.

Còn những năm tháng thiếu thốn tiền bạc đã dạy Đức Anh về tầm quan trọng của đa dạng thu nhập và đầu tư vào bản. Anh nhận ra rằng chỉ sống dựa vào lương tháng thì rất khó giàu lên, nhất là khi mới đi làm. Vì vậy, ngoài việc tiết kiệm thì bạn nên tìm cách tăng thu nhập.

“Bạn có thể làm thêm công việc tay trái như bán hàng online, viết lách, hoặc học kỹ năng mới để thăng tiến trong công việc chính. Mình từng làm thêm giao hàng buổi tối để kiếm thêm tiền, rồi dùng số tiền đó học khóa quản lý bán hàng – điều giúp mình lên vị trí quản lý như hôm nay. Đầu tư vào bản thân – như học kỹ năng, mua sách, tham gia khóa học – là cách sử dụng tiền thông minh nhất ở giai đoạn đầu sự nghiệp. Đừng chỉ tiêu vào những thứ phù phiếm để khoe mẽ, hãy đầu tư để gia tăng giá trị của bạn” , anh chàng bộc bạch.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày