Cách đây không lâu, các nhà nghiên cứu tại Đại học Copenhagen ở Đan Mạch đã công bố hai nghiên cứu.
Một nghiên cứu trong đó được công bố trên tạp chí Food Chemistry về chủ đề: Covalent bonding between polyphenols and proteins: Synthesis of caffeic acid-cysteine and chlorogenic acid-cysteine adducts and their quantification in dairy beverages (Tạm dịch: Liên kết cộng hóa trị giữa polyphenol và protein: Tổng hợp các chất bổ sung axit caffeic-cysteine và axit chlorogenic-cysteine và định lượng của chúng trong đồ uống từ sữa).
Theo đó, các chuyên gia cho biết, khi sữa được thêm vào cà phê, các hợp chất giàu polyphenol trong cà phê (chủ yếu là axit caffeic CA và axit chlorogenic CGA) và các protein chủ chốt trong sữa (Cysteine Cys) thực sự có thể kết hợp với nhau và tồn tại ổn định.
Mặc dù việc thêm sữa vào cà phê có thể tăng cường tác dụng chống viêm hiện chỉ được quan sát thấy trong các thí nghiệm tế bào, nhưng các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục thúc đẩy các thí nghiệm trên động vật trong bước tiếp theo.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Journal of Agricultural and Food Chemistry (Tạm dịch: Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm), các nhà nghiên cứu đã phân tích tác động của sự kết hợp polyphenol-protein đối với các tế bào miễn dịch trong điều kiện phòng thí nghiệm và phát hiện ra rằng: Các tế bào miễn dịch được điều trị bằng sự kết hợp này có hiệu quả chống viêm gấp đôi so với các tế bào chỉ được bổ sung polyphenol.
Mặc dù việc thêm sữa vào cà phê có thể tăng cường tác dụng chống viêm hiện chỉ được quan sát thấy trong các thí nghiệm tế bào, nhưng các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục thúc đẩy các thí nghiệm trên động vật trong bước tiếp theo. Họ cho rằng triển vọng rất đáng mong đợi.
Hơn nữa, ngoài việc ảnh hưởng đến tác dụng chống viêm, thêm một ít sữa khi uống cà phê còn có những lợi ích sau:
Vị cà phê nguyên chất hơi đắng nhưng với vị sữa thơm ngon, béo ngậy sẽ làm dịu đi, đem tới hương vị dễ chịu hơn. Hơn nữa, protein, canxi và các thành phần khác trong sữa có thể có tác dụng "trung hòa" nhất định và làm giảm nhẹ độ chua của cà phê.
Cà phê nguyên chất có tính axit yếu, độ pH khoảng 5, trong khi độ pH của latte sữa tăng lên khoảng 6. Bằng cách này, nó có thể làm giảm kích ứng cho răng và tốt hơn cho dạ dày, ruột.
Caffeine có tác dụng nhất định với lợi tiểu, sẽ làm tăng bài tiết canxi trong nước tiểu, đồng thời ảnh hưởng nhẹ đến quá trình hấp thụ canxi của đường ruột. Tuy nhiên, lượng canxi mất đi do một tách cà phê gây ra là rất nhỏ, khoảng 4-5 mg, thêm một chút sữa vào cà phê có thể bù đắp được phần nào.
Hơn nữa, sữa còn giàu đạm chất lượng cao, vitamin A, vitamin D, sắt, kẽm và các chất khác, có thể kết hợp với cà phê để bổ sung dinh dưỡng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cơ thể con người.
Sữa giàu đạm chất lượng cao, vitamin A, vitamin D, sắt, kẽm và các chất khác, có thể kết hợp với cà phê để bổ sung dinh dưỡng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cơ thể con người.
Làm chậm sự tiến triển của bệnh Parkinson và Alzheimer
Các nhà khoa học tại Đại học Rutgers ở Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng, cà phê có chứa một chất gọi là eicosanoyl-5-hydroxytryptamine, đã được xác nhận có thể ngăn chặn các protein trong não người trưởng thành có liên quan đến sự tích tụ các bệnh thoái hóa thần kinh, làm chậm sự tiến triển của bệnh Parkinson và Alzheimer.
Bảo vệ gan
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "BMC Public Health" cho thấy cà phê đem tới một số lợi ích cho gan. Nghiên cứu bao gồm 14.000 người tham gia uống trung bình hai tách cà phê mỗi ngày, sau nhiều năm, họ phát hiện ra rằng họ có nguy cơ mắc bệnh gan mãn tính thấp hơn 21% so với những người không uống cà phê, nguy cơ mắc bệnh béo phì thấp hơn 20%, nguy cơ tử vong do bệnh gan mãn tính cũng thấp hơn 49%.
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí quốc tế “Nature Communications” cho thấy caffein có thể làm giảm hàm lượng cholesterol có hại trong máu trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn
Axit chlorogenic trong cà phê có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose, theo kết quả của một nghiên cứu dịch tễ học lớn được công bố trên Journal of Agricultural and Food Chemistry. Nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn.
Nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn.
Góp phần kéo dài tuổi thọ
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Y khoa phía Nam Trung Quốc đã phát hiện ra rằng, trong thời gian theo dõi 7 năm, những người uống một lượng cà phê không đường vừa phải có nguy cơ tử vong thấp hơn từ 16% đến 21% so với những người không uống cà phê.
Ngoài ra, cũng có các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc uống cà phê với việc giảm nguy cơ ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt và các bệnh ung thư khác.
*Nguồn: Aboluowang