Doanh số TV toàn cầu suy giảm vì hành vi mua sắm thay đổi
Có lẽ chưa bao giờ kinh tế lại gặp vấn đề lớn như bây giờ. Mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang có những dấu hiệu tăng trưởng trở lại sau thời gian suy giảm nghiêm trọng nhưng nếu không có một loại vắc xin phòng bệnh hiệu quả, khả năng kinh tế hồi phục hoàn toàn là rất thấp. Đây là nhận định mới nhất của Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đưa ra ngày 9/9. Kinh tế suy thoái dẫn tới hành vi mua sắm của người dùng cũng thay đổi theo. Mọi người dè xẻn hơn trong chi tiêu, tính toán chi li hơn mỗi khi có nhu cầu mua sắm một thứ gì đó, đặc biệt là ở phân khúc giá cao cấp, đắt tiền.
Thu nhập suy giảm nên chọn mua TV cũng phải tính toán
TV là một trong những ví dụ rõ ràng nhất. Mặc dù xu hướng làm việc tại nhà (work from home) phát triển mạnh mẽ, trào lưu xem phim tại gia qua các dịch vụ streaming như Netflix bùng nổ nhưng những chiếc TV lại không được hưởng lợi từ điều này. Cụ thể, theo công ty nghiên cứu thị trường Omdia, nửa đầu năm 2020, lượng TV bán ra trên toàn cầu chỉ đạt 91,87 triệu đơn vị sản phẩm, giảm tới 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Thì ra mọi người lựa chọn máy tính bảng, máy tính bàn… để xem các chương trình nhiều hơn là xem TV.
Thế nhưng tình trạng suy giảm ấy chỉ đúng với đa phần các thương hiệu TV trên thị trường, có một thương hiệu gần như không bị ảnh hưởng, thậm chí còn tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp sự thay đổi này, đó chính là Samsung.
Thương hiệu duy nhất không chịu ảnh hưởng
Cũng theo số liệu từ Omdia, năm nay Samsung còn bán được nhiều TV hơn năm ngoái, doanh thu chiếm tới 31,3% thị phần TV toàn cầu trong nửa đầu năm 2020 (tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái), đạt 19,07 triệu sản phẩm. Thậm chí dòng TV QLED mới của Samsung còn cháy hàng ở nhiều thị trường nữa, tại sao lại có nghịch lý này?
Thì ra chính thói quen mua sắm thay đổi của người dùng đã góp phần cho thành công của TV Samsung, mà cụ thể là TV QLED. Do chi phí hạn hẹp lại nên người dùng giờ đây quan tâm nhiều hơn đến độ bền sản phẩm để còn dùng được lâu dài. Mà về khoản này, TV QLED có thể nói là đứng đầu trong danh sách. Từ tận năm 2018, dòng TV QLED của Samsung đã trở thành dòng TV đầu tiên được chứng nhận không có hiện tượng lưu ảnh (burn-in) từ video, một tạp chí công nghệ danh tiếng của Đức. (Hiện tượng "lưu ảnh" có nghĩa là hình ảnh tĩnh (ví dụ như logo của kênh truyền hình hoặc thanh máu trong một trò chơi điện tử) được hiển thị trong khoảng thời gian dài, để lại vết hằn cố định lên trên màn hình).
Hiện tượng lưu ảnh khiến người dùng lo ngại về độ bền của nhiều loại TV
Chỉ tiêu đánh giá của tạp chí dựa trên khả năng dễ xảy ra hiện tượng lưu ảnh hoặc dư ảnh, có thể làm ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng hình ảnh của TV. Kết quả từ cuộc kiểm tra đã chứng minh TV của Samsung không bị ảnh hưởng bởi 2 hiện tượng trên và cho thấy TV QLED là một trong những màn hình bền nhất trên thị trường hiện nay. Để tăng thêm sự tin tưởng, Samsung còn bổ sung gói bảo hành lên tới 10 năm không lưu ảnh cho các dòng TV QLED nữa.
Công nghệ xịn sò hàng đầu
Không chỉ có vậy, công nghệ có mặt trên TV QLED mới cũng là lý do khiến người dùng lựa chọn ngay không cần suy nghĩ nhiều. Phiên bản 2020 của TV QLED được trang bị chip lượng tử 4K (Quantum Processor), tích hợp công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) cho hình ảnh và âm thanh tốt hơn trước. Bên cạnh đó, tính năng Adaptive Picture có thể nhận biết được nhiều điều kiện ánh sáng để thay đổi độ sáng và tăng cường độ tương phản của hình ảnh cho phù hợp. Về chất lượng hình ảnh, TV QLED 4K của Samsung có khả năng tái tạo 100% dải màu, công nghệ Quantum HDR hỗ trợ độ sáng lên đến 4.000 nits, góc nhìn siêu rộng, hình ảnh chân thật và sắc nét hơn.
TV QLED 2020 đẹp xuất sắc
Nghe tất cả những yếu tố nổi bật đó, người dùng chẳng ngần ngại gì mà không lựa chọn TV QLED làm điểm nhấn cho căn nhà của mình. Bảo sao giữa thời kỳ Bình thường mới mà dòng TV này vẫn bán chạy đến như thế.