Thanh niên 30 tuổi, chưa đầy 1 ngày chuyển từ sốt, nôn nhẹ thành suy đa tạng vì biến chứng tiểu đường: Bác sĩ "vạch mặt" hàng loạt thói quen gây bệnh mỗi ngày

Cẩm Thi, Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị 10:34 16/11/2021

Một khi đã vướng vào căn bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ cần sử dụng insulin suốt đời. Đến lúc đó, dù bạn có bao nhiêu tiền đi nữa, cũng không thể nào mua lại được sức khỏe.

Một người khỏe mạnh mất khoảng bao lâu để chuyển từ sốt, nôn, đau bụng thành suy đa tạng?

"Chưa đầy một ngày"

Gầy đây, bệnh viện Nhân dân số 1 ở Quảng Châu đã tiếp nhận một bệnh nhân nằm trong trường hợp như vậy.

Chưa đầy 30 tuổi, nhưng lượng đường trong máu của cô ấy lại cao gấp 3 lần người bình thường.

Vào ngày 24 tháng 7, Trương Lê cảm thấy miệng khô, nói chuyện khó khăn, còn đau bụng, chóng mặt, mệt mỏi và kèm theo những triệu chứng khác. Cô ấy đã nôn mửa hơn 10 lần.

Hôm sau, cô gái này đã đến khoa Nội tiết của bệnh viện để khám. Cô kể với bác sĩ, cô không có tiền sử bệnh tiểu đường, vài ngày trước khi phát bệnh cũng chưa từng ăn thức ăn nào đặc biệt.

Các nhân viên y tế đã đưa ra nhiều biện pháp điều trị như truyền dịch, hạ đường huyết, nhưng tình trạng bệnh của cô ấy vẫn không được cải thiện mà còn tiếp tục xấu đi. Ý thức bắt đầu mơ hồ, huyết áp cũng dần thay đổi. Sau đó Trương Lê bị đưa đến phòng ICU để cấp cứu.

Thanh niên 30 tuổi, chưa đầy 1 ngày chuyển từ sốt, nôn nhẹ thành suy đa tạng vì biến chứng tiểu đường: Bác sĩ vạch mặt hàng loạt thói quen gây bệnh mỗi ngày - Ảnh 1.

Khi phòng xét nghiệm trả kết quả, các bác sĩ trực ca mới nhận ra "trạng thái bất thường".

"Lượng đường trong máu của cô ấy cao tới 38,86mmol/L, tức là cao hơn rất nhiều so với giá trị bình thường". Một bác sĩ nói.

Nhưng Trương Lê từng nói, cô ấy không bị bệnh tiểu đường, vậy lượng đường trong máu của cô ấy cao như thế là do đâu?

Tại bệnh viện Tương Nhã, Trung Quốc cũng từng báo cáo về vấn đề này. Theo đó, vào năm 2005, khi người bệnh được đưa vào bệnh viện thì đã chuyển sang bệnh tiểu đường giai đoạn cuối.

Điều này có nghĩa là những người trẻ (từ 15 -34 tuổi) đã dần trở thành nhóm bệnh nhân chính của bệnh tiểu đường loại 1.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bệnh tiểu đường loại 1 còn có thể xảy ra ở trẻ em: có 61,3% bệnh nhân tiểu đường loại 1 dưới 18 tuổi và 94,1% bệnh nhân dưới 30 tuổi mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường loại 2 thì xuất hiện nhiều ở những người cao tuổi, tuy vậy nó cũng đang có xu hướng trẻ hóa.

Theo bác sĩ điều trị cho Trương Lê chia sẻ: Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiểu đường ở người trẻ là do lối sống của họ.

Bởi vì thường xuyên thức khuya, tăng ca quá sức, lại lười vận động và ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, nhiều đường, nhiều calo, nên cơ thể họ dần tích tụ nhiều độc tố không thải ra ngoài được.

Hơn nữa, họ thường chịu nhiều áp lực, sống trong trạng thái căng thẳng,…

Nếu bạn không muốn phải rơi vào căn bệnh khó trị như Trương Lê, thì hãy cố gắng thay đổi lối sống của mình ngay từ bây giờ.

Một khi đã vướng vào căn bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ cần sử dụng insulin suốt đời. Đến lúc đó, dù bạn có bao nhiêu tiền đi nữa, cũng không thể nào mua lại được sức khỏe.

Thế nên ngay từ bây giờ, hãy đứng dậy dọn dẹp ngăn bếp và những thức ăn đầu giường của mình.

Thứ nhất: Chế độ ăn uống cần điều chỉnh lại

Đừng bắt dạ dày của bạn phải hoạt động quá mức, hãy "thương" chúng hơn bằng cách siêng năng ăn những thực phẩm lành mạnh. Bớt chiên, xào và những đồ dầu mỡ. Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể.

Thứ hai: Có chế độ nghỉ ngơi hợp lí

Cố gắng cho sự nghiệp, nhưng không quên điều chỉnh lối sống cá nhân. Không hy sinh giờ giấc nghỉ ngơi để làm việc.

Kế hoạch chu đáo là kế hoạch có thêm vào cả thời gian giải tỏa căng thẳng, ngủ nghỉ đúng giờ, không xem phim hay chơi game đến giữa đêm.

Thứ ba: Siêng năng tập thể dục

Tập vừa khả năng của mình. Người khác ra phòng tập gym, nâng tạ, chống đẩy. Bạn không đủ kinh phí, không đủ sức khỏe bằng, cũng không sao! Mỗi ngày nhớ dành chút thời gian buổi sáng hoặc sau giờ ăn buổi tối để đi bộ.

Thứ tư: Đọc sách, xem tin tức, học hỏi thêm về những cách bảo vệ sức khỏe

Không ai có thể hiểu rõ bản thân bạn bằng chính bạn. Chỉ khi bạn biết chấp nhận và yêu thương cơ thể của chính mình, mới có thể giữ được sức khỏe lâu dài.

Không nuông chiều thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc. Siêng năng đọc sách để tìm hiểu thêm thông tin bổ ích trong cách luyện tập và bảo vệ sức khỏe!

(sohu)

Thanh niên 30 tuổi, chưa đầy 1 ngày chuyển từ sốt, nôn nhẹ thành suy đa tạng vì biến chứng tiểu đường: Bác sĩ vạch mặt hàng loạt thói quen gây bệnh mỗi ngày - Ảnh 2.