Giữa lòng Las Vegas, thủ phủ giải trí của thế giới, một công trình mang tên Sphere đang khiến mọi tín đồ đam mê âm nhạc và công nghệ phát cuồng. Chính thức mở đón khách vào cuối năm 2023, Sphere nhanh chóng trở thành địa điểm biểu diễn hot nhất hành tinh, khi có làm thỏa mãn mọi giác quan tại mỗi show diễn tổ chức tại đây.
Giữa lòng Las Vegas, thủ phủ giải trí của thế giới, một công trình mang tên Sphere đang khiến mọi tín đồ đam mê âm nhạc và công nghệ phát cuồng
Nhìn từ xa, Sphere không khác gì một “trái bóng khổng lồ” phát sáng giữa thành phố hoa lệ bậc nhất nước Mỹ. Trên thực tế, đây là cấu trúc hình cầu lớn nhất thế giới từng được ghi nhận, với chiều cao 112 mét và đường kính lên đến 157 mét. Bao bọc bên ngoài Sphere là lớp vỏ mang tên Exosphere, với 1,2 triệu đèn LED lập trình riêng biệt, tạo nên những hình ảnh sống động về đêm. Từ quả địa cầu, mặt trang hay các hiệu ứng ánh sáng kỳ ảo, Sphere trở thành “màn hình ngoài trời lớn nhất hành tinh”. Sphere có sức chứa lên đến 17,6 nghìn khán giả tham dự.
Bao bọc bên ngoài Sphere là lớp vỏ mang tên Exosphere, với 1,2 triệu đèn LED lập trình riêng biệt, tạo nên những hình ảnh sống động về đêm
Công nghệ âm thanh được lắp đặt hoành tráng với hơn 167 nghìn bộ loa, sử dụng công nghệ beamforming để truyền tải âm thanh chuẩn xác đến từng vị trí ghế - bảo đảm ai cũng được cảm nhận âm thanh “chuẩn không cần chỉnh”. Chưa hết, hệ thống ghế rung tích hợp gió, mùi hương, và hệ thống toả nhiệt, giúp khán giả trải nghiệm liveshow 1 cách chân thực nhất, đồng bộ với hình ảnh và âm thanh.
Được đầu tỷ với mức vốn 2,3 tỷ đô (khoảng 60 nghìn tỷ đồng)
Được đầu tỷ với mức vốn 2,3 tỷ đô (khoảng 60 nghìn tỷ đồng), chưa từng có một địa điểm biểu diễn nào trên thế giới sở hữu mức độ tích hợp công nghệ cao và toàn diện như Sphere. Chính vì thế, công trình này không đơn thuần là một nhà hát, mà là một trải nghiệm cảm quan tổng thể, nơi công nghệ và nghệ thuật hòa làm 1.
Sphere không gói gọn trong một loại hình nghệ thuật cố định. Sân khấu vòm khổng lồ này liên tục chào đón các chương trình thuộc nhiều thể loại từ âm nhạc, điện ảnh, thể thao đến nghệ thuật số.
Khai màn lịch sử cho Sphere chính là chuỗi show U2: UV Achtung Baby Live , nơi huyền thoại Rock U2 làm mới lại những bản hit bất hủ qua hiệu ứng thị giác mô phỏng không gian vũ trụ. Hình ảnh chiếu trên màn hình 16K kết hợp sân khấu linh động mô phỏng đĩa than, đưa khán giả vào chuyến du hành không gian độc đáo.
U2 - U2: UV Achtung Baby Live
Tiếp bước U2 là Dead & Company với chuỗi 30 show thuộc khuôn khổ tour Dead Forever hồi đầu năm 2024, tạo nên một không gian trình diễn psychedelic (những hình ảnh, âm thanh ảo giác, mộng mị được ưa chuộng vào thập niên 60). Đáng chú ý, nhóm còn tổ chức một khu triển lãm nhập vai ngay trong Sphere, cho phép người hâm mộ tương tác với công nghệ trình diễn.
Dead & Company - Dead Forever
Tháng 7/2025, boyband huyền thoại Backstreet Boys tiếp tục khuấy động Sphere bằng chuỗi concert Into The Millennium. Sân khấu hoành tráng kết hợp visuals 3D mô phỏng phi thuyền và công nghệ rung ghế tạo nên cảm giác như khán giả đang tham gia chuyến phiêu lưu không gian cùng 5 thành viên. Song song đó, Sphere cũng tổ chức show riêng của nghệ sĩ điện tử Anyma - gương mặt tiên phong đưa nhạc techno và visual AI hòa quyện trong một vũ trụ số.
Backstreet Boys - Into The Millennium
Bên cạnh âm nhạc, Sphere cũng khai thác các loại hình nghệ thuật khác. Phim tài liệu Postcard From Earth của đạo diễn Darren Aronofsky từng được chiếu tại đây, kết hợp công nghệ 4D với hình ảnh địa cầu chân thực. Sphere còn trở thành địa điểm tổ chức sự kiện thể thao với UFC 306 - nơi sàn đấu được tái hiện qua hình ảnh hologram, khói mù, âm thanh vòm và ánh sáng sân khấu rực rỡ, đưa khán giả vào võ đài ảo chưa từng có.
Postcard From Earth
Ngoài ra, Sphere còn được kỳ vọng trở thành địa điểm trình diễn của nhiều nghệ sĩ hàng đầu như Bruno Mars, The Eagles, Kenny Chesney, cũng như các triển lãm nghệ thuật kỹ thuật số trong tương lai gần.
Sự ra đời của Sphere được đánh giá là đã tái định nghĩa cách khán giả thưởng thức nghệ thuật biểu diễn. Giới truyền thông gọi Sphere là “công trình biểu diễn hiện đại nhất thế giới”, thậm chí là “sân khấu của tương lai”. Những người từng đến trải nghiệm tận mắt phải thốt lên khi được chìm đắm trong không gian đa chiều, khiến các giác quan “hoạt động hết công suất”.
Sự ra đời của Sphere được đánh giá là đã tái định nghĩa cách khán giả thưởng thức nghệ thuật biểu diễn.
Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều xoay quanh Sphere. Một bộ phận netizen cho rằng loại hình công nghệ áp đảo đã khiến “linh hồn” hay bản chất của nghệ thuật trở nên mờ nhạt. Nhiều khán giả chia sẻ rằng họ dành nhiều thời gian… ngước nhìn các hiệu ứng visual hơn là dõi theo nghệ sĩ biểu diễn. Câu hỏi đặt ra là: khán giả đến để thưởng thức giọng hát, âm nhạc, không khí show diễn, hay chỉ để xem một “bom tấn công nghệ”? Nguy cơ nghệ sĩ trở thành “nhân vật diễn lót” trong chính show diễn của là điều có thể xảy ra.
Một bộ phận netizen cho rằng loại hình công nghệ áp đảo đã khiến “linh hồn” hay bản chất của nghệ thuật trở nên mờ nhạt.
Tóm lại, Sphere đang mở ra một hướng đi mới cho biểu diễn nghệ thuật. Nhưng điều quan trọng nhất, vẫn là việc nghệ sĩ và cả Sphere - phải biết cân bằng giữa công nghệ và cảm xúc con người. Công nghệ nên là công cụ nâng tầm nghệ thuật, chứ không phải thay thế bản chất thật của nó.
Dẫu vậy, không thể phủ nhận Sphere đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp giải trí toàn cầu. Từ một sân khấu, Sphere đã và đang dần dần khẳng định nó là một biểu tượng văn hóa đại chúng, nơi công nghệ trình diễn không còn đóng vai trò phụ trợ, mà trở thành phần không thể tách rời của chính chương trình nghệ thuật. Không ít chuyên gia trong ngành nhận định, trong tương lai, chính nơi đây sẽ trở thành chuẩn mực cho mọi sân khấu biểu diễn trên thế giới.
Không thể phủ nhận Sphere đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp giải trí toàn cầu