Thảm kịch mùa hè: ở Mỹ cứ 9 ngày lại có 1 đứa trẻ tử vong vì bị bỏ quên trong xe, còn bao nhiêu phụ huynh bất cẩn thế này?

Chang, Theo Tổ Quốc 10:18 26/06/2020
Chia sẻ

Ngày 20/6 vừa qua, một ông bố ở tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) đã bỏ quên con gái mình ở ghế sau xe ô tô, sau 1 tiếng đồng hồ người này mới nhớ ra và quay về xe. Cảnh sát đã giải cứu cô bé kịp thời trước đó. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng may mắn như thế.

Chỉ vài ngày trước, một người đàn ông ở Hoa Kỳ đã để quên con gái 4 tuổi và con trai 3 tuổi của mình trong xe hơi. Hai đứa trẻ bị mắc kẹt trong xe tới 5 giờ đồng hồ dưới cái nắng 32 độ C và dẫn đến tử vong. 

Tháng 8/2019, một đứa trẻ 5 tuổi đến từ tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) cũng không may mất mạng trong xe. Tháng 6/2018, một đứa trẻ ở Hồ Nam bị bỏ quên và chết trong xe 6 tiếng, khi được phát hiện, người ta thấy kính cửa xe phủ đầy những dấu vân tay của cậu bé trong nỗ lực tuyệt vọng để thoát khỏi "lò thiêu di động". Tháng 7/2015, Feifei, một bé gái 5 tuổi đến từ Thiểm Tây bị bỏ lại trong xe trong 40 phút và bị chết não do say nắng...

Theo tờ Tin tức Bắc Kinh, chỉ tính riêng trong 5 năm từ 2013 đến tháng 7/2018, đã có tới 141 sự cố trẻ em bị mắc kẹt trong xe hơi được báo chí đưa tin tại Trung Quốc. Trong khi đó, tại Mỹ, có hẳn một trang web được lập ra để tập hợp những đứa trẻ vô cùng đáng yêu, xinh xắn nhưng đều có một điểm chung, đó là tử vong vì say nắng trong xe hơi. Và các thống kê cho thấy ở Mỹ, cứ 9 ngày lại có 1 đứa trẻ tử vong vì bị bố mẹ để quên trong xe hơi.

Thảm kịch mùa hè: ở Mỹ cứ 9 ngày lại có 1 đứa trẻ tử vong vì bị bỏ quên trong xe, còn bao nhiêu phụ huynh bất cẩn thế này? - Ảnh 2.

Trang web ở Mỹ tập hợp hình ảnh những đứa trẻ xấu số qua đời do bị bỏ quên trong xe hơi.

Trên thực tế, chỉ cần các bậc phụ huynh bước ra khỏi xe để mua một gói thuốc lá hoặc gọi một cuộc điện thoại và sau đó vô thức họ sẽ quên rằng có một đứa trẻ trong xe. Vậy, tại sao bị mắc kẹt trong xe hơi lại nguy hiểm đến như vậy?

Xe hơi mùa hè - "lò thiêu di động"

Để mọi người hiểu được mức độ nguy hiểm của việc bị mắc kẹt trong xe hơi, nhóm nghiên cứu của bác sĩ Kong Lingkai, Thạc sĩ Nhi khoa của Đại học Quân y thứ hai, Quân đội Giải phóng Nhân dân và ông Zhang Yongmei chuyên gia về Giáo dục phòng chống thương tích ở trẻ em đã tiến hành một thử nghiệm.

Vào một buổi chiều bình thường, với nhiệt độ ngoài trời ở mức dễ chịu là 29 độ C, các nhà nghiên cứu đã đặt 1 nhiệt kế vào bên trong xe hơi để theo dõi. Đồng thời, một nam tình nguyện viên cũng sẽ ngồi vào bên trong xe để cảm nhận.

Nam tình nguyện viên sau 10 phút đã buộc phải ra khỏi xe vì quá nóng.

Khi bắt đầu thử nghiệm, nhiệt độ bên trong xe là 30.5 độ C, nhưng chỉ sau 30 phút, nhiệt độ trong xe tăng lên 36.8 độ C, sau 1 tiếng, nhiệt độ lên 40.3 độ C. Tức chỉ sau 1 giờ, nhiệt độ trong xe đã tăng thêm gần 10 độ C mặc dù chiếc xe được sử dụng trong thí nghiệm có màu trắng, dễ phản chiếu ánh sáng và được phủ bởi các tấm màng cách nhiệt bên ngoài xe. Như vậy, nếu là một chiếc xe màu tối và không có màng cách nhiệt, nhiệt độ trong xe sẽ tăng cao như thế nào.

Thảm kịch mùa hè: ở Mỹ cứ 9 ngày lại có 1 đứa trẻ tử vong vì bị bỏ quên trong xe, còn bao nhiêu phụ huynh bất cẩn thế này? - Ảnh 4.

Về phía nam tình nguyện viên, chỉ sau 5 phút, anh bắt đầu phải quạt tay. Sau 10 phút, mồ hôi đổ ra như thác nước và buộc anh phải bước ra khỏi xe. "Ngồi trong xe giống như một phòng tắm hơi, nó rất nóng! Cảm giác ngột ngạt", nam tình nguyện viên chia sẻ. Người lớn còn không chịu nổi, huống chi là trẻ nhỏ.

Thảm kịch mùa hè: ở Mỹ cứ 9 ngày lại có 1 đứa trẻ tử vong vì bị bỏ quên trong xe, còn bao nhiêu phụ huynh bất cẩn thế này? - Ảnh 5.

Qua 16 lần thử nghiệm khác nhau, các nhà nghiên cứu rút ra được kết luận rằng nhiệt độ trong xe tăng trung bình 2 độ C cứ sau 5 phút, và nó tăng nhanh nhất trong nửa giờ đầu. Ngay cả trong thời tiết mát nhất 22 độ C, nhiệt độ trong xe vẫn có thể đạt 47.2 độ C trong 1 giờ. Mở một khe trên cửa kính xe hơi cũng không hiệu quả trong việc giảm nhiệt độ.

Có sự chênh lệch và tăng nhiệt độ trong xe hơi là bởi vì khi mặt trời chiếu xuống, ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua kính và chiếu trực tiếp vào xe, bảng điều khiển, vô lăng... sẽ tiếp tục tỏa nhiệt nhưng không khí bên trong và bên ngoài xe không lưu thông dẫn đến hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ bên trong xe.

Tại sao trẻ mắc kẹt trong xe lại nguy hiểm hơn người lớn?

Do sự khác biệt về tăng trưởng và phát triển, trẻ em nhạy cảm hơn với nhiệt độ và đối mặt với nguy cơ tử vong do nhiệt độ cao cao hơn người lớn. Cụ thể:

- Cơ quan điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh và chức năng tản nhiệt kém hơn nhiều so với người lớn.

- Tỷ lệ diện tích bề mặt cơ thể so với trọng lượng cơ thể lớn hơn so với người trưởng thành nên dễ dàng hấp thụ nhiều nhiệt năng từ bên ngoài.

- Cơ thể trẻ sinh nhiệt nhiều hơn người lớn để trao đổi chất.

Thảm kịch mùa hè: ở Mỹ cứ 9 ngày lại có 1 đứa trẻ tử vong vì bị bỏ quên trong xe, còn bao nhiêu phụ huynh bất cẩn thế này? - Ảnh 6.

Do đó, một khi nhiệt độ trong xe tăng lên, trẻ dễ bị đổ mồ hôi, tim đập nhanh, chóng mặt, tức ngực, thậm chí buồn nôn và nôn, cuối cùng là có thể dẫn đến tử vong... Khi nhiệt độ đạt 40 độ C, các cơ quan chính của trẻ sẽ mất chức năng, khi nhiệt độ đạt 41.7 độ C, đứa trẻ sẽ tử vong.

Khi nhiệt độ cơ thể của trẻ vượt quá 42 độ C, protein trong cơ thể sẽ bị thoái hóa và hệ thống thần kinh trung ương bị rối loạn, có thể gây tổn thương không thể phục hồi cho não và thậm chí tử vong.

Làm thế nào để ngăn chặn thảm kịch này?

1. Trước khi ra khỏi xe, hãy kiểm tra ghế sau hoặc luôn gắn một ghi chú ở kính trước để tự nhắc nhở.

2. Đặt các vật dụng quan trọng như điện thoại di động và ví ở ghế sau với con bạn.

3. Tốt nhất là chọn một tấm phim sáng màu để gắn lên cho cửa kính, để ngay cả khi có sự cố xảy ra, những người khác có thể nhìn vào bên trong xe và thấy đứa trẻ.

4. Nếu bạn thấy trẻ em bị mắc kẹt trong xe, hãy gọi cảnh sát ngay lập tức và đập vỡ cửa kính để giải cứu trẻ.

Tham khảo thêm tại CDC Trung Quốc, CDC Mỹ, QQ, Healthline, FDA

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày