Táo quân 2019: Táo Giáo dục chiếm spotlight với những câu nói cực chất về thủ khoa Đại học

A Xìn, Theo Helino 22:15 04/02/2019
Chia sẻ

"Thủ khoa không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ thằng này qua thằng khác" là câu nói hot bậc nhất Táo quân 2019.

Đúng đêm 30 Tết, Táo Quân 2019 - món ăn tinh thần không thể thiếu với khán giả Việt mỗi dịp Tết đến xuân về đã chính thức được phát sóng.

Với sự thể hiện xuất thần, đỉnh cao của nghệ sĩ Chí Trung, Táo Giáo dục năm nay đã tạo ra những trận cười… ra nước mắt cho khán giả khi nói về những vấn đề được bàn tán nhiều nhất trong ngành Giáo dục.

Táo Giáo dục - NSƯT Chí Trung

Vấn đề nóng nhất được nhắc đến đó chính là gian đối trong việc chấm thi với những câu nói chất như nước cất của Táo Giáo dục như:

- Thủ khoa không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ thằng này qua thằng khác.

- 1+1 bằng 9, hoặc 10 tuỳ vào ý chí của người cộng điểm.

Ngoài Táo Giáo dục, Bắc Đẩu Nam Tào cũng chế bài Hổng dám đâu về thủ khoa, những người chỉ mang giấy bút đi thi, không làm được bài mà bất ngờ đỗ thủ khoa trong sự ngỡ ngàng của bản thân tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Trong năm 2018, tại buổi công bố kết quả công tác kiểm tra việc gian lận thi cử THPT ở Hà Giang, đoàn công tác của Bộ GĐ&ĐT nêu rõ, có 330 bài thi được nâng điểm so với mức bình thường. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí là 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.

Người trực tiếp can thiệp vào kết quả của các thí sinh là ông Vũ Trọng Lương - Phó trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng, sở giáo dục Hà Giang. Cơ quan chức năng vẫn đang điều tra, làm rõ, củng cố hồ sơ để xử lý các cá nhân liên quan.

Các tỉnh Sơn La, Hòa Bình cũng bị phát hiện có nhiều sai phạm liên quan đến sửa điểm của nhiều quan chức trong ngành từ cấp sở, phòng hoặc hiệu trưởng, hiệu phó các trường phổ thông...

Táo quân 2019: Táo Giáo dục chiếm spotlight với những câu nói cực chất về thủ khoa Đại học - Ảnh 2.

Ngoài ra, chuyện Cô giáo chỉ đạo lớp tát học sinh 231 cái, Cô giáo Hải Phòng phạt học sinh lớp 3 uống nước giặt giẻ lau bảng vì nói chuyện riêng trong lớp cũng được mang ra để nói.

Táo quân 2019: Táo Giáo dục chiếm spotlight với những câu nói cực chất về thủ khoa Đại học - Ảnh 3.

Ngày 26/11, Đại tá Đoàn Thanh Tuyên, Trưởng Công an huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), xác nhận cơ quan này đã có quyết định khởi tố vụ án "Hành hạ người khác" theo điều 140 Bộ Luật hình sự để điều tra việc cô Nguyễn Thị Phương Thủy, giáo viên Trường THCS Duy Ninh (xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh), chỉ đạo cả lớp tát một học sinh 231 cái.

Vào chiều ngày 19/11, em H.L.N. (11 tuổi, học sinh lớp 6.2 - Trường THCS xã Duy Ninh) có lỡ miệng nói tục ngoài sân trường, bị đội cờ đỏ ghi vào sổ.

Cô Thủy liền đưa ra hình phạt là ép toàn bộ học sinh trong lớp tát liên tiếp vào má N. Theo lời N., tổng cộng mà em học sinh này phải nhận là 231 cái tát từ 23 bạn (mỗi bạn 10 cái) và lĩnh 1 tát từ cô chủ nhiệm. Ngoài ra, qua tìm hiểu, có 10 học sinh khác cùng lớp bị cô Thủy trừng phạt theo cách này. Tổng cộng 11 học sinh trong lớp mà đã hứng trọn 901 cái tát rất mạnh (vì tát nhẹ sẽ bị cô Thủy bắt tát lại).

Táo quân 2019: Táo Giáo dục chiếm spotlight với những câu nói cực chất về thủ khoa Đại học - Ảnh 4.

Vụ việc xảy ra tại trường Tiểu học An Đồng (An Dương, Hải Phòng). Bà Trần Thị Ngọc Bảo – Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Đồng cho biết, chiều 3/4, bà Ngọc Bảo nhận được phản ánh việc nữ giáo viên Nguyễn Thị Minh Hương – Chủ nhiệm lớp 3A5 phạt học sinh hay nói chuyện trong lớp bằng hình thức vắt nước giẻ lau bảng để học sinh uống.

Ngay sau khi tiếp nhận được thông tin, bà Bảo yêu cầu nữ giáo viên này đến gặp gia đình em Phạm Phương A. - học sinh bị cô Hương bắt uống nước giẻ lau bảng để xin lỗi.

Táo quân 2019: Táo Giáo dục chiếm spotlight với những câu nói cực chất về thủ khoa Đại học - Ảnh 5.

Chuyện nhiều trường đại học, cao đẳng sư phạm "mỏi cổ" ngóng thí sinh nhập học cũng là vấn đề nhức nhối được đề cập đến. Trong mùa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2018, một số trường lâm vào cảnh “tồn tại như không tồn tại” vì không tuyển được sinh viên. Không ít trường sư phạm hạ điểm chuẩn, ở mức 10 điểm/3 môn, nhưng thí sinh vẫn không mặn mà.

Bên cạnh những vấn đề được mang ra tranh cãi, Ngọc Hoàng cũng có lời khen về những nhà giáo chịu khó, chịu thương, nhịn ăn nhịn mặc cho học sinh của mình và chính những đứa học trò này lại trở thành người đỗ đạt cao.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày