*Dưới đây là lời chia sẻ của anh Trương Hưng, đang sống tại Bắc Kinh (Trung Quốc)
Năm 2007, tôi (khi đó 35 tuổi) và người bạn thân Lý Hùng (37 tuổi) đang ngồi ở quán nước bên đường. Khi đó, chúng tôi đều là công nhân bình thường, sống cuộc đời vất vả. Khi một người bán vé số dạo ghé qua, tôi tiện tay mua hai tờ vé số, rồi vô tư đưa cho Hùng một tờ kèm theo câu nói đùa: "Biết đâu lại đổi đời! Nếu trúng thì nhớ nghĩ đến tôi nhé!"
Không ai ngờ, chỉ vài ngày sau, tờ vé số của Lý Hùng trúng giải độc đắc 3 triệu tệ (~10 tỷ đồng) – một con số khổng lồ vào thời điểm đó. Khi xem kết quả trúng số, tôi lập tức gọi cho anh Lý. Tờ vé số là do tôi mua tặng Lý Hùng nên tôi đã nghĩ anh ta sẽ tặng mình một khoản lớn. Dẫu sao tôi và Lý Hùng cũng là bạn thân. Nhưng anh ta chỉ đưa tôi 100 ngàn tệ (~346 triệu đồng) – một phần quá nhỏ so với số tiền 3 triệu tệ mà Lý Hùng nhận được.
"Tôi đã tặng cậu tấm vé số, nếu không có tôi thì làm sao cậu trúng giải? 100 ngàn tệ có phải là quá ít không?" – tôi hỏi.
Nhưng Lý Hùng chỉ cười và đáp: "Tiền này là tôi may mắn trúng, tôi cũng có gia đình phải lo. 100 ngàn tệ đâu phải ít, cậu nên biết hài lòng."
Câu nói như gáo nước lạnh dội vào lòng tôi. Tôi cảm thấy mình bị phản bội nhưng chỉ đành chấp nhận số tiền ít ỏi đó.
Ảnh minh hoạ
Dù thất vọng nhưng tôi quyết định dùng 100 ngàn tệ để khởi nghiệp. Tôi đầu tư mở một cửa hàng nhỏ kinh doanh đồ gia dụng. Tuy nhiên, số vốn ít ỏi khiến tôi gặp không ít khó khăn. Trong những năm đầu, việc kinh doanh bấp bênh, thậm chí có lúc tôi phải vay mượn để duy trì hoạt động. Tôi từng rơi vào khủng hoảng, nhiều đêm mất ngủ vì uất ức.
Nhưng thay vì để sự bất công nhấn chìm mình, tôi quyết định kiên trì làm việc. Từng bước một, tôi mở rộng cửa hàng, tạo dựng thương hiệu riêng. Sau nhiều năm, tôi trở thành một doanh nhân thành đạt, sở hữu chuỗi cửa hàng lớn và có một cuộc sống sung túc.
Trong khi đó, Lý Hùng lại tận hưởng cuộc sống xa hoa. Ngay khi nhận được tiền, anh ta mua một căn biệt thự sang trọng ở Bắc Kinh, tậu siêu xe, du lịch khắp nơi. Không những thế, anh ra còn mở nhiều nhà hàng, quán bar với hy vọng nhân số tiền của mình lên gấp bội. Nhưng khi có quá nhiều tiền, anh cũng dần sa vào những thú vui tốn kém, từ rượu chè đến cờ bạc.
Những quyết định đầu tư vội vàng và sự quản lý kém cỏi khiến các nhà hàng lần lượt đóng cửa. Lý Hùng tiếp tục đổ tiền vào các dự án bất động sản nhưng không may gặp khủng hoảng kinh tế, khiến số tiền hàng triệu tệ bốc hơi trong chớp mắt.
Cuộc sống gia đình anh cũng không khá hơn. Vợ con quen thói tiêu xài hoang phí, con cái không lo học hành mà chỉ biết dựa dẫm vào tiền bạc của cha mẹ. Khi tiền bạc cạn dần, mâu thuẫn gia đình ngày càng gay gắt, vợ anh bỏ đi, con cái trở nên hư hỏng.
Ảnh minh hoạ
Dù không còn giữ liên lạc nhưng tôi vẫn biết đến cuộc sống của Hùng thông qua những người bạn chung. Vào năm ngoái, sau 18 năm không liên lạc, anh ta bất ngờ đến tìm tôi. Khi đó, cuộc sống của anh ta đã tụt dốc, rơi vào nợ nần chồng chất, phải bán biệt thự để trả nợ và sống trong một căn hộ thuê tồi tàn.
Anh thú nhận rằng sau khi tiêu hết tiền, anh đã phải vay mượn khắp nơi, thậm chí bị chủ nợ tìm đến đòi tiền.
"Anh Trần, tôi sai rồi. Tôi đã không biết trân trọng những gì mình có. Ngày đó, tôi đáng lẽ nên chia sẻ với cậu nhiều hơn. Nhưng tôi đã quá ích kỷ. Giờ tôi chẳng còn gì cả. Cậu có thể giúp tôi không?", anh ta nói với tôi.
Nhìn hoàn cảnh của Trần, tôi chỉ lắc đầu: "Tôi không trách cậu nữa. Nhưng tôi cũng không thể giúp cậu như cách cậu mong muốn. Tiền bạc không phải thứ cứu cậu bây giờ. Nếu cậu thực sự muốn làm lại, hãy tự đứng lên, như tôi đã từng".
Sau 18 năm kể từ ngày trúng vé số độc đắc, cuộc sống của hai chúng tôi hoàn toàn thay đổi.
Một người từng có trong tay cả gia tài khổng lồ nhưng vì cách sống hưởng thụ mà mất tất cả. Một người từng rơi vào khủng hoảng vì bị bạn thân đối xử bất công nhưng nhờ nỗ lực đã vươn lên thành công.
Tôi muốn gửi các bạn lời nhắn nhủ: Tiền có thể đến bất ngờ, nhưng cách sử dụng nó mới quyết định số phận của mỗi người.
Theo QQ