Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ

Banana, Theo Helino 11:34 15/01/2020
Chia sẻ

Xem những bức ảnh được chụp tại hang động được mệnh danh “dải ngân hà dưới lòng đất” này, bạn có tin nó có thật ngoài đời không?

Những điểm đến với vẻ đẹp ảo diệu, hút hồn được chính bàn tay mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng luôn có sức hấp dẫn với chúng ta hơn cả. Đó có thể là một vùng biển, ngọn núi cao hùng vĩ hay thậm chí là hang động ẩn sâu dưới lòng đất từ hàng triệu năm trước và chỉ mới được con người khám phá ra gần đây.

Waitomo Glowworm Caves từ lâu đã được gọi là "hang động đom đóm" nằm sâu hơn 40m dưới lòng đất ở thị trấn Waitomo thuộc vùng đảo Bắc New Zealand. Hang động này là một phần của hệ thống 3 hang gồm Waitomo, Ruakuri và Aranui. Đứng giữa hang động kỳ ảo này, khách du lịch sẽ ngỡ như đang lơ lửng giữa dải ngân hà với muôn ngàn vì sao lấp lánh.

Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ - Ảnh 2.

@matadornetwork

Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ - Ảnh 3.

@wonderful_places

Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ - Ảnh 4.

@my_travel_xx

Hang đom đóm Waitomo được các nhà khoa học tính toán rằng từng mất đến hàng triệu năm để hình thành. Nơi đây được phát hiện vào năm 1887 bởi tộc trưởng tộc người Maori có tên Tane Tinorau cùng điều tra viên người Anh là Fred Mace. Người Maori từ lâu đã biết về sự tồn tại của hang động này nhưng các hang dưới lòng đất chưa được biết đến rộng rãi cho đến khi Fred và Tane bắt đầu khám phá. Vào năm 1889, tộc trưởng Tane mở hang cho khách du lịch tới thăm quan. Tới năm 1906, chính phủ New Zealand chính thức tiếp nhận quyền sở hữu hang động.

Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ - Ảnh 5.

@gottalovenz

Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ - Ảnh 6.

@nowdiscovering

Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ - Ảnh 7.

@aylakoglak

Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ - Ảnh 8.

@newzealandtraveldemocracy

Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ - Ảnh 9.
Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ - Ảnh 10.

@miissbecky

Thật không quá lời khi gọi hang Waitomo là "chốn thần tiên dưới mặt đất". Thực chất, những đốm sáng xanh huyền ảo xuất hiện dày đặc trong hang được phát ra từ cơ thể của một loài sâu đặc biệt có tên khoa học là Arachnocampa Luminosa. Loài sâu này chỉ được tìm thấy duy nhất ở New Zealand. Những con ấu trùng của loài này phát sáng với mục đích thu hút con mồi. Nhưng vô tình, chúng lại tạo thành một kỳ quan thiên nhiên "có một không hai" của thế giới.

Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ - Ảnh 11.

@jessicajanaee

Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ - Ảnh 13.

@juliedreamvacations

Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ - Ảnh 14.

@elipalmi88

Hiện nay, các du khách thường khám phá hang động đom đóm theo tour thông qua một cổng gỗ dẫn từ lối vào. Ngoài đom đóm, hang động Waitomo Glowworm còn có nhiều tầng đá vôi tuyệt đẹp, được xem là nơi sinh sống lý tưởng cho đom đóm khi vừa tối, vừa ẩm thấp với những bức trần nằm ngang nơi chúng có thể giăng tơ bẫy mồi. Khách du lịch New Zealand có thể trải nghiệm một chuyến du ngoạn bằng thuyền xuống dưới đáy hang và tận hưởng khung cảnh ảo diệu của thiên nhiên.

Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ - Ảnh 15.

@sz_67261156

Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ - Ảnh 16.

@christianconvery

Thông thường, du khách tham quan "bầu trời dưới lòng đất" này sẽ trải qua ba cấp độ khác nhau. Tầng cao nhất được gọi là Catacombs (Hầm mộ), tiếp đến là Banquet Chamber (Phòng tiệc) nơi bạn có thể dừng lại để ăn uống, và cũng từ đây bạn có thể lên cao hơn để chiêm ngưỡng Pipe Organ – khối thạch nhũ lớn nhất trong hang động, tuy nhiên nó thường đóng cửa vào những hôm khách đông. Cuối cùng là Cathedral (Nhà thờ) được xây dựng trên một bề mặt thô ráp có lát gạch, cách âm khá tốt và là nơi thường diễn ra các màn trình diễn hợp xướng nổi tiếng.

Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ - Ảnh 17.

@misterfly_fr

Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ - Ảnh 18.

@greatsightsnz

Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ - Ảnh 19.

@jessicajanaee

Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ - Ảnh 20.

@supergigibao

Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ - Ảnh 21.

@thebest_capture

Tận mắt chiêm ngưỡng “dải ngân hà dưới lòng đất” có thật trên thế giới, tìm ra nguyên nhân các đốm sáng lung linh ai cũng bất ngờ - Ảnh 22.

@gottalovenz

Đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho du khách và hang động, các nhà khoa học New Zealand phải luôn theo dõi, phân tích những chỉ số không khí, độ ẩm, nhiệt độ, lượng khí CO2,... để xác định lượng người được phép vào tham quan mỗi ngày.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày