Tâm sự của một "đao phủ" thời hiện đại: Có những đêm dài đầy ám ảnh mà chẳng ai hay

Skye, Theo Trí Thức Trẻ 18:00 20/09/2016
Chia sẻ

Công việc của một "đao phủ" thời hiện đại - thi hành án tử hình, không dễ dàng cho bất cứ ai. Với ông Semon Frank Thompson, một người quản tù tại Mỹ, ông đã có những khoảng thời gian khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ này.

Khi ông Semon Frank Thompson làm việc tại nhà tù bang Oregon, ông được giao một nhiệm vụ quan trọng: tiến hành tử hình hai tù nhân, một công việc mà chưa từng có tiền lệ trong lịch sử 54 năm của bang này.

Hai nạn nhân bị tử hình là Douglas Franklin Wright và Harry Charles Moore. Đây là ca tử hình sử dụng hình thức tiêm thuốc độc đầu tiên tại Oergon và cũng là lần cuối cùng một ca tử hình diễn ra tại đây, trước khi chính quyền bang Oregon bãi bỏ luật tử hình.

Tâm sự của một đao phủ thời hiện đại: Có những đêm dài đầy ám ảnh mà chẳng ai hay - Ảnh 1.

Với ông Thompson, tử hình không phải một phương thức phù hợp trong hệ thống luật hình sự Mỹ.

Thompson cho biết ông từng là người ủng hộ án tử hình dành cho tù nhân. Tuy nhiên sau đó, suy nghĩ của ông đã thay đổi. Ông nhớ lại lần đầu tiên khi được hỏi về việc có sẵn lòng tử hình tù nhân - như một "đao phủ", hay không:

"Năm 1994, khi phỏng vấn vào vị trí quản giáo nhà tù, tôi được hỏi rằng có sẵn lòng tử hình tù nhân hay không. Tôi đã đồng ý ngay lập tức. Từ trước tới giờ, Oregon chưa có tù nhân nào bị xử tử cả. Tôi phải sẵn sàng cho mọi nhiệm vụ mà người quản giáo phải làm trước một vụ xử tử".

Thompson đã miêu tả quãng thời gian sau đó của ông là chuỗi ngày đầy ám ảnh và vất vả khi phải nghĩ tới việc tử hình nạn nhân. Người cựu binh chiến tranh Việt Nam nhận ra rằng, tử hình không giúp giải quyết được vấn đề gì hết. Ông bắt đầu cảm thấy áp lực và gánh nặng đè lên vai. 

Những người cùng trong nhóm với ông, họ phải tập luyện trước hàng tháng. Trước ngày tử hình, họ bắt đầu cảm thấy lo sợ và áp lực hơn. Các quản tù phải đảm bảo tù nhân sẽ không tự tử hay gây thương tích cho bản thân. Những căng thẳng trở nên kinh hoàng hơn khi ca tử hình diễn ra và thậm chí 8 tháng sau, nỗi ám ảnh vẫn còn trong ông.

"Khi ngày tử hình đã tới, những người thi hành phải thực hiện mọi thứ, từ việc trói mắt cá chân tù nhân hay giữ tay để quá trình tiêm thuốc diễn ra suôn sẻ. Một trong những tử tù đã nhờ tôi nới lỏng dây trói cổ tay cho anh ta bởi vì nó siết quá chặt. Sau khi làm xong, anh ta nhìn tôi và nói: cảm ơn sếp".

Tâm sự của một đao phủ thời hiện đại: Có những đêm dài đầy ám ảnh mà chẳng ai hay - Ảnh 2.

Tại Mỹ, có 31 bang vẫn thi hành án tử hình. Trong năm 2016, đã có 15 trường hợp bị xử tử tại Mỹ và trong 30 năm qua, số ca tử hình là 1437.

Sau ca tử hình như vậy, ông Thompson lại hỏi những người đồng sự xem họ có muốn tiếp tục với công việc không. Nhiều người đã từ bỏ và tìm công việc khác. Một vài người hay bị mất ngủ và họ suy nghĩ về nó rất nhiều. Họ lo sợ về việc phải thực hiện việc đó một lần nữa sau này.

"Từ khi nghỉ hưu vào năm 2010, nhiệm vụ của tôi là thuyết phục mọi người rằng án tử hình là một chính sách hoàn toàn không hợp lý. Người Mỹ nên ngừng huyễn hoặc bản thân về việc án tử hình sẽ giúp củng cố hệ thống luật hình sự. Có lẽ sẽ khó để ngừng các án tử hình ngay lập tức, nhưng nếu có kết quả, chúng ta sẽ có một xã hội lành mạnh hơn", Thompson chia sẻ.

Tại Mỹ, có 31 bang vẫn thi hành án tử hình. Trong năm 2016, đã có 15 trường hợp bị xử tử tại Mỹ và trong 30 năm qua, số ca tử hình là 1437.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày