Tấm bia đá bí ẩn ở Trung Quốc: Nặng hơn 31.000 tấn, cao gần bằng tượng Nữ thần Tự Do

Hoa Hướng Dương, Theo Helino 21:04 13/06/2018
Chia sẻ

Câu chuyện thú vị đằng sau tấm bia mộ này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về lý do mà tấm bia mộ này lại nằm ở mỏ đá thay vì ở lăng mộ như ý định xây dựng ban đầu.

Các công trình bằng đá có từ thời cổ đại luôn khiến chúng ta phải kinh ngạc và cảm thấy khó hiểu, rất nhiều nền văn minh đều có những công trình đá bí ẩn như vậy như Kim Tự Tháp của Ai Cập, Stonehenge ở Anh, tượng đá trên Đảo Easter (Chile)...

Bí ẩn tấm bia đá khổng lồ nặng hơn 30.000 tấn ở Trung Quốc

Bia đá khổng lồ mà chỉ riêng phần bệ của nó đã nặng tới 16.300 tấn có tên Yangshan Quarry. Trong khi cả cấu trúc được cho là nặng tới 31.300 tấn ở Trung Quốc.

Tấm bia đá bí ẩn ở Trung Quốc: Nặng hơn 31.000 tấn, cao gần bằng tượng Nữ thần Tự Do - Ảnh 1.

Bệ tấm bia đá khổng lồ nặng hơn 16.000 tấn. Ảnh: Ancientcode

Tọa lạc gần thành phố Nam Kinh ngày nay, Yangshan Quarry là một mỏ đá giúp cung cấp nguồn đá khổng lồ cho việc xây dựng các đền thờ ở Nam Kinh và nhiều khu vực xung quanh. Thế nhưng giờ đây, nó trở thành 1 địa điểm lịch sử vô cùng quan trọng.

Xem video:

Mỏ đá vôi này đã được khai thác qua 6 triều đại nhằm xây dựng cho các dự án công trình kiến trúc, tường thành, tượng hay đền thờ. Trong đó, bia mộ khổng lồ nơi đây là một minh chứng về kỹ thuật xây dựng và kỹ năng của thợ đẽo gọt đá cổ đại.

Câu chuyện đằng sau tấm bia mộ khổng lồ

Năm 1405, Minh Thành Tổ, vị hoàng đế thứ ba của nhà Minh, tại vị từ năm 1402 đến năm 1424 đã ra lệnh cắt một bia mộ khổng lồ ở Yangshan Quarry, để sử dụng cho việc xây dựng lăng tẩm Ming Xiaoling dành cho người cha đã mất của ông là hoàng đế Chu Nguyên Chương.

Tấm bia đá bí ẩn ở Trung Quốc: Nặng hơn 31.000 tấn, cao gần bằng tượng Nữ thần Tự Do - Ảnh 3.

Phần bệ khối bia mộ. Ảnh: Ancientcodes

Tấm bia đá bí ẩn ở Trung Quốc: Nặng hơn 31.000 tấn, cao gần bằng tượng Nữ thần Tự Do - Ảnh 4.

Không ai có thể dịch chuyển tấm bia mộ sau khi hoàn thiện. Ảnh: Ancientcodes

Ông muốn xây dựng một công trình bia mộ xứng đáng với danh tiếng cha mình là vị hoàng đế khai quốc của vương triều nhà Minh. Khối đá khổng lồ ở mỏ đá sau đó đã được cắt làm ba phần để làm bia mộ này.

Khối đầu tiên có hình chữ nhật là bệ đỡ, khối thứ hai là thân bia đá và khối cuối cùng là phần đầu bia đá (được trang trí, chạm trổ họa tiết rồng), không ai suy nghĩ nhiều về trọng lượng khổng lồ của khối đá cho tới khi bia đá này gần được hoàn tất.

Khi đó, người ta mới bắt đầu nghĩ tới việc di chuyển nó và vấn đề bắt đầu từ lúc đó! Không ai có thể tìm ra cách để di chuyển khối đá nặng hơn chục ngàn tấn như vậy.

Tấm bia đá bí ẩn ở Trung Quốc: Nặng hơn 31.000 tấn, cao gần bằng tượng Nữ thần Tự Do - Ảnh 5.

Khối đá bia mộ đã hoàn thiện nhưng không thể dịch chuyển. Ảnh: Ancientcodes

Cuối cùng, các kiến trúc sư thời bấy giờ kết luận rằng không thể di chuyển tấm bia khổng lồ tới lăng mộ Ming Xiaoling chứ không nói gì tới việc đặt nó đúng cách ở đó. Thế là toàn bộ dự án đành phải dừng lại khi đã gần như hoàn thiện.

Đó chính là lý do tại mỏ đá này lại có tấm bia mộ khổng lồ như vậy ở Yangshan Quarry. Tấm bia này có chiều dài ở bệ lên tới 30m, rộng 16m và cao 13m, nặng tới 16.300 tấn, còn phần thân cao 50m, rộng 10,7m và dày 4,4m, nặng khoảng 9.000 tấn.

Phần đầu bia mộ được chạm trổ rồng đẹp mắt thì nhỏ hơn, cao khoảng 11m, 20,3m chiều rộng và 8m bề dày, nặng khoảng 6.000 tấn.

Hai tác giả Yang & Lu trong cuốn sách "Ming and Qing architecture of Nanjing" cho rằng nếu tấm bia được di chuyển và đặt đúng vị trí mà nó được định trước thì chiều cao khi đứng có thể lên tới 73m (gần bằng chiều cao tượng Nữ thần Tự do ngày nay, 93m).

Bài viết được dịch từ các nguồn: Ancientpages, Ancientcode, Discoverworld

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày