Tại sao những đứa trẻ lúc nhỏ biểu hiện càng ngoan, càng hiểu chuyện thì sau khi lớn lên lại càng có nhiều vấn đề tâm lý, dễ hư hỏng?

Ngọc Huyền, Theo Trí Thức Trẻ 10:18 29/12/2019

Những đứa trẻ của bạn thực sự ngoan hay chỉ đang đè nén chính mình...

Có nhiều đứa trẻ thuở nhỏ rất nghe lời, không nghịch ngợm, không bao giờ cãi lời cha mẹ, vậy mà sau khi trường thành, những đứa bé đó hoàn toàn thay đổi, hoặc trở nên "phản động", tính cách khác hẳn lúc bé, hoặc gặp phải nhiều căn bệnh tâm lý như: Rối loạn nhân cách, trầm cảm,..

Từ câu chuyện về một chú voi con bị nhốt bởi cọc gỗ

Có một câu chuyện tên là "Cọc gỗ nhốt voi"...

Con voi thì chắc mọi người đều đã thấy rồi, rất to, rất mạnh. Mọi người có để ý thứ dùng để trói voi là gì không? Là một cái cọc gỗ. Thông thường người huấn luyện voi chỉ cần cắm trên mặt đất một cây cọc gỗ có kéo xích sắt hoặc thậm chí là dây thừng sau đó buộc vào một chân voi thì có thể khiến voi đứng yên tại chỗ. Con voi bự như vậy, mạnh tới nỗi có thể nhổ luôn một cái cây lên, vậy tại sao voi lại bị nhốt bởi một cái cọc gỗ bé tí tẹo đây?

Thật ra lí do ở đây rất đơn giản:

Lúc voi còn rất nhỏ, sức lực vẫn còn yếu ớt, dùng xích sắt trói nó vào một gốc cây hoặc cái cọc gỗ mà nó không giãy ra được. Vì để được tự do, voi sẽ dốc sức kéo đứt dây xích, nhưng nó còn quá nhỏ, cho dù vật lộn như thế nào cũng chẳng thấm vào đâu cả, thậm chí bàn chân bị cà ra máu, đau buốt không thôi. Dần dần, voi nhỏ hiểu được làm như vậy chẳng có tác dụng gì. Chỉ cần bị trói vào cọc gỗ thì chắc chắn sẽ ngoan ngoãn đứng yên một chỗ. Mãi đến khi voi nhỏ lớn lên rồi thì lòng tin này vẫn y như cũ, không hề dao động lung lay. Nói theo thuật ngữ tâm lí học thì đây là "Thói quen bất lực".

Đến nỗi đè nén, bất lực thuở ấu thơ của con trẻ

Con người cũng như vậy, lúc nhỏ tò mò với mọi thứ, cứ muốn đi tìm tòi, nếm thử. Nhưng những hành động đó luôn đi kèm với nguy hiểm, thậm chí là sẽ bị thương. 

Tại sao những đứa trẻ lúc nhỏ biểu hiện càng ngoan, càng hiểu chuyện thì sau khi lớn lên lại càng có nhiều vấn đề tâm lý, dễ hư hỏng? - Ảnh 2.

Bố mẹ dạy con cái "hiểu chuyện", "nghe lời", vì bảo vệ an toàn của con trẻ mà uốn nắn chúng, hết lần này đến lần khác cấm đoán. (Nguồn: Pinterest)

Lúc đi học, bố mẹ sẽ dặn chúng phải nghe lời giáo viên, khi ở nhà người lớn dù vô tình hay cố ý cũng cứ nhắc đi nhắc lại mấy câu đại loại như:

 - Con phải nghe lời, phải hiểu chuyện.

- Nếu con nghe lời mẹ sẽ mua đồ chơi cho con, cho phép con xem phim hoạt hình, mua cho con đồ ăn ngon...

- Nếu con không nghe lời mẹ sẽ không yêu con nữa, mẹ sẽ tặng con cho người khác...

Những đứa trẻ lúc nhỏ biểu hiện ngoan ngoãn hiểu chuyện không phải là đạt đến một tầm nhận thức nào đó về mặt tâm lí mà là đè nén chính mình, vâng theo quy tắc, lấy lòng người lớn.

Chuyên gia tâm lý

Lúc họ hàng gặp gỡ cũng sẽ so sánh con cái với nhau, xem thử con nhà ai ngoan hơn, hiểu chuyện hơn. Sự phán đoán đúng sai, hiền ác của trẻ con đa phần ảnh hưởng từ bố mẹ, thầy cô giáo và từ những đánh giá của thế giới bên ngoài. Phản hồi từ những đánh giá của thế giới bên ngoài nói cho chúng biết được khen là tốt, bị ghét bỏ là xấu. Nói cho chúng phải nghe lời, phải hiểu chuyện thì người lớn mới vui lòng, mới yêu chúng. Quy tắc này giống với việc dùng cọc gỗ trói voi vậy.

Trẻ con rất thông minh, hết lần này đến lần khác nhận được sự phản hồi từ thế giới bên ngoài thì chúng đã biết rằng: Người lớn đều thích trẻ con nghe lời mà những đứa trẻ không nghe lời, nghịch ngợm, chống lại thì phải bị phê bình và trách mắng. 

Cho nên chúng học được cách đè nén cảm nhận của chính mình vào một bên, cố gắng làm ra dáng vẻ ngoan ngoãn, hiểu chuyện người gặp người thích. 

Tại sao những đứa trẻ lúc nhỏ biểu hiện càng ngoan, càng hiểu chuyện thì sau khi lớn lên lại càng có nhiều vấn đề tâm lý, dễ hư hỏng? - Ảnh 4.

Như vậy, sau khi lớn lên, chúng sẽ trở thành nhóm được gọi là "người tốt" không biết từ chối người khác, khiến chính mình mệt không chịu nổi. (Nguồn: Pinterest)

Mặt khác, bản tính của loài người là khát vọng được thả ra. Lúc nhỏ bị cọc gỗ kiềm chế, không có cách nào thả ra bản tính. Sau khi lớn lên sẽ trở thành con người khác, đi về phía tính cách ngược lại với lúc ấu thơ. 

Trẻ con có thể khóc, không ngoan ngoãn, không hiểu chuyện trước mặt bạn nói rõ được rằng nó có đủ cảm giác an toàn khi ở cạnh bạn, để nó có thể nếm thử các loại phương pháp giải phóng chính mình. Mà cảm giác "được yêu" hết lòng này giúp con trẻ đạt được các loại giáo dục "nếm thử" mới là nền tảng hình thành nhân cách trẻ con một cách lành mạnh nhất.

Tại sao những đứa trẻ lúc nhỏ biểu hiện càng ngoan, càng hiểu chuyện thì sau khi lớn lên lại càng có nhiều vấn đề tâm lý, dễ hư hỏng? - Ảnh 5.