Tại sao cá mập luôn là nỗi khiếp sợ, dù chúng ta giết tới hàng triệu con mỗi năm?

Tata, Theo Helino 18:45 09/02/2018
Chia sẻ

Con người giết khoảng 73 triệu con cá mập mỗi năm. Trong khi đó, cá mập chỉ giết chết 12 người/năm. Vậy tại sao trong tiềm thức chúng ta lại luôn khiếp sợ trước loài vật này?

Cá mập chính là nguyên mẫu của cái ác?

Vào năm 1749, một con cá mập lởn vởn bên ngoài cảng Havana ở Cuba đã cắn vào chân một thiếu niên người Anh 14 tuổi tên Watson. Watson bị thương, không chết, nhưng chẳng ai ngờ sự kiện này đã làm thay đổi lịch sử nghệ thuật.

Ba thập niên sau, bạn của nạn nhân - họa sỹ người Mỹ gốc Anh John Singleton Copley đã vẽ một bức tranh mô tả lại sự kiện kinh hoàng này. Bức họa có tên là "Watson và cá mập", minh họa khoảnh khắc ngay trước khi một thành viên đội cứu hộ ném ngọn móc vào tấm thân trơn trượt của con cá mập.

Tại sao cá mập luôn là nỗi khiếp sợ, dù chúng ta giết tới hàng triệu con mỗi năm? - Ảnh 1.

Bức họa "Watson và cá mập" của John Copley

Bức vẽ này đã gây xôn xao dư luận khi nó được triển lãm lần đầu tại Viện Nghệ thuật Hoàng gia ở London vào năm 1778. Một nhà phê bình vào lúc đó đã ca ngợi đây là một bức tranh khá hoàn hảo trong số các bức tranh cùng thể loại.

Nhưng câu chuyện là tác phẩm của Copley đã vĩnh viễn định hình cá mập thành biểu tượng của sức mạnh vô song trong nền văn hóa đại chúng.

Tại sao cá mập luôn là nỗi khiếp sợ, dù chúng ta giết tới hàng triệu con mỗi năm? - Ảnh 2.

Bộ phim "Hàm cá mập" của đạo diễn Steven Spielberg là tác phẩm đầu tiên đạt doanh thu trên 100 triệu USD và tạo ra khái niệm "bom tấn hè"

Hai thế kỷ sau, bộ phim "Hàm cá mập" (Jaws) của đạo diễn Steven Spielberg đã một lần nữa làm dậy sóng dư luận. Nội dung phim kể về hành trình con người đi săn một con cá mập trắng thường xuyên tấn công người tại khu nghỉ mát.

Khi làm phim, Spielberg chỉ là một đạo diễn tiềm năng và có kinh phí hạn chế. Để bù đắp điều này, ông sử dụng phần nhạc nền bí hiểm, dồn dập của nhà soạn nhạc John Williams để tạo cảm giác hồi hộp cho khán giả mỗi khi cá mập chuẩn bị xuất hiện. 

Đến nay, nhiều người vẫn sợ cảm giác đặt chân xuống nước biển vì nỗi ám ảnh mang tên "hàm cá mập".

Và chính những tác phẩm nghệ thuật đã làm phát lộ nỗi sợ này

Vào năm 1992, nghệ sỹ người Anh Damien Hirst đã lắp đặt một tủ kính trưng bày lớn trong phòng triển lãm của Charles Saatchi ở St John's Wood, London.

Tại sao cá mập luôn là nỗi khiếp sợ, dù chúng ta giết tới hàng triệu con mỗi năm? - Ảnh 3.

Trong tủ kính đó là một con cá mập hổ, với tư thế gào thét trong im lặng. Hirst đã chạm vào ngay giữa sức hút đáng sợ của loài động vật này. 

Tiếng gầm thét của cá mập chính là nỗi kinh hoàng nhất của con người.

Gần đây, một bức ảnh chụp con cá mập hổ đang lởn vởn ở đâu đó ở ngoài khơi tiểu bang North Carolina của Hoa Kỳ cũng đã lan rộng trên mạng xã hội.

Nhiếp ảnh gia chuyên chụp dưới nước Tanya Houppermans đã chộp được khoảnh khắc con cá mập xuyên thủng "quả cầu mồi" - một hình thức tự vệ của các loài cá nhỏ khi chúng tự quây lại thành một quả cầu lớn lúc bị kẻ thù săn đuổi.

Tại sao cá mập luôn là nỗi khiếp sợ, dù chúng ta giết tới hàng triệu con mỗi năm? - Ảnh 4.

Bức ảnh chụp được cho thấy cá mập đang xé vào ngay giữa của quả cầu mồi vốn còn được gọi là 'thủy lôi cá' như một sự xuất thần đáng sợ.

Có thể thấy, có mặt trước con người hơn 400 triệu năm, hình ảnh cá mập dường như lẩn khuất sâu trong nhận thức chúng ta như là nguyên mẫu của cái ác với sức mạnh khủng khiếp. Trong khi thực tế, mỗi năm chỉ có khoảng 12 người chết vì bị cá mập tấn công. Còn chúng ta, bằng các hoạt động đánh bắt, đã "xử lý" tới 73 triệu con cá mỗi năm.

Và chính những tác phẩm nghệ thuật đã làm phát lộ nỗi sợ này.

Nguồn: BBC

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày