Tai nạn hy hữu: 1 đồng xu đã khiến người phụ nữ mất giọng tới 25 tuổi mới có thể nói trở lại

Gà, Theo Helino 17:52 14/07/2019

Một vật tưởng chừng như chẳng thể gây hại gì cho con người vô tình lại khiến người phụ nữ này sống trong câm lặng suốt 12 năm trời. Thật may là người phụ nữ này vẫn tìm lại được giọng nói của mình dù quãng thời gian đợi chờ là quá dài.

Tác giả của cuốn tự truyện Voiceless là Marie McCreadie (48 tuổi) đã kể lại về hành trình 12 năm mất giọng nói của mình. Nhưng điều bất ngờ là sau đó, cô đã hé lộ nguyên nhân thật sự về thủ phạm khiến cô phải sống trong sự câm lặng lại chính là do một đồng 3 xu của Úc.

Marie McCreadie (48 tuổi)

Cuốn tự truyện Voiceless của Marie

Marie chia sẻ rằng, vào năm 1972, khi cô chỉ mới 13 tuổi thì đột nhiên mất khả năng nói. Sau khi tới bệnh viện kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán có thể cô đang bị viêm phế quản nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi đã điều trị khỏi bệnh, Marie vẫn không thể thốt ra bất cứ âm thanh nào. Lúc này, các bác sĩ mới tiến hành thực hiện lại tất cả các xét nghiệm nhưng kết quả vẫn không có gì thay đổi. Vì vậy, họ kết luận nguyên nhân khiến Marie không thể nói được là do nhiễm phải một loại virus quái ác nào đó.

Tai nạn hy hữu khiến người phụ nữ này bị mất giọng từ năm 13 tuổi và cho đến 25 tuổi mới có thể nói trở lại - Ảnh 3.

Marie năm 13 tuổi (người thứ 2 từ phải sang)

Tai nạn hy hữu khiến người phụ nữ này bị mất giọng từ năm 13 tuổi và cho đến 25 tuổi mới có thể nói trở lại - Ảnh 4.

Gia đình khuyên Marie vẫn nên quay trở lại trường học và tiếp tục cuộc sống bình thường. Thời gian đầu, Marie còn khá tự ti và luôn cảm thấy khó giao tiếp cùng với bạn bè của mình. Thật may là bạn bè của cô đã tìm ra những cách giao tiếp mới để động viên tinh thần Marie. Họ chuyển các tờ giấy nhắn đưa thư cho nhau và giúp Marie quen với cuộc sống không thể phát ra tiếng nói của mình. Dù vậy, thời gian trôi qua từng năm nhưng Marie vẫn không thể nói chuyện lại bình thường. Điều khiến cô suy sụp hơn là sự đối xử bất công của các giáo viên trong trường. Marie học tại trường Công giáo St Anne ở vùng ngoại ô Dapto (Úc). Thay vì được giáo viên an ủi, động viên thì cô lại bị tẩy chay và buộc tội là một phù thủy.

Cô nhớ lại khoảng thời gian các vị linh mục trong trường đã tuyên truyền với học sinh của họ rằng, việc Marie mất giọng đột ngột là do một con quỷ đang ngự trị trong người cô. Marie và những người bạn thân trong trong lớp đã cười không ngớt khi chuyện cô mất giọng lại bị thêu dệt một cách ấu trĩ như vậy. Thế nhưng, câu chuyện đã trở nên nghiêm trọng hơn khi Marie bị tách khỏi lớp cũ.

Tai nạn hy hữu khiến người phụ nữ này bị mất giọng từ năm 13 tuổi và cho đến 25 tuổi mới có thể nói trở lại - Ảnh 5.

Marie năm 14 tuổi

Sự đối xử tàn nhẫn của các giáo viên trong trường khiến Marie vô cùng uất ức, khi đó cô chỉ mới 14 tuổi. Sau một năm chịu đựng những sự dè bỉu đó, Marie quyết định nghỉ học và ở nhà. Cô tìm kiếm một vài công việc làm thêm nhưng rất nhiều nơi đã từ chối nhận Marie vì họ không muốn tuyển một người câm. Thật may là, Marie được một người đàn ông tốt bụng giúp đăng ký tham gia khóa học đánh máy và cuối cùng thì cô đã tìm được công việc để làm trong suốt những năm sau đó.

Tai nạn hy hữu khiến người phụ nữ này bị mất giọng từ năm 13 tuổi và cho đến 25 tuổi mới có thể nói trở lại - Ảnh 6.

Marie năm 25 tuổi

Cuộc sống cứ như vậy trôi qua cho đến một ngày vào năm 1984, Marie lên cơn ho dữ dội. Lúc đó, cô đã 25 tuổi và cô nhớ rằng đó là một trận ho rất khủng khiếp. Marie phải bỏ công việc lại để chạy ngay vào nhà vệ sinh để ho, thậm chí cô còn ho ra cả máu. Marie rất hoảng loạn và được đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay sau đó. Lần này, linh cảm Marie cho thấy, cô đang bị vướng một vật gì đó rất khó chịu trong cổ họng. Các bác sĩ đã tìm thấy một cục máu và chất nhầy trong cổ họng của Marie. Sau khi tiến hành phẫu thuật để loại bỏ, họ đã thấy một đồng ba xu của Úc mắc kẹt trong cổ họng Marie.

Tai nạn hy hữu khiến người phụ nữ này bị mất giọng từ năm 13 tuổi và cho đến 25 tuổi mới có thể nói trở lại - Ảnh 7.

Và điều tuyệt vời hơn là sau khi đồng xu này được lấy ra, Marie đã bắt đầu rên rỉ thành tiếng được. Điều này khiến Marie vô cùng bất ngờ, bởi cô đã mong chờ được nghe giọng nói của mình suốt 12 năm vừa qua. "Tôi bắt đầu làm ầm ĩ, rên rỉ, khóc lóc để nghe được tiếng nói của mình. Thực tế thì tôi vẫn nói chuyện bình thường trong suốt 12 năm qua, chỉ là không phát ra thành tiếng được" - Marie chia sẻ trong vui sướng. Bác sĩ khuyên Marie nên tạm nghỉ và không nên nói chuyện trong một tuần để cổ họng lành lại.

Câu chuyện hy hữu của Marie đã trở thành đề tài bàn tán xôn xao trong năm 1984. Tới nay, khi đọc được câu chuyện chia sẻ trong cuốn tự truyện Voiceless mà cô viết, độc giả băn khoăn rằng, tại sao ngày đó Marie không chụp X-quang? Tất nhiên, Marie đã chụp X-quang rất nhiều lần, nhưng đồng xu này lại mắc kẹt theo chiều ngang giữa các dây thanh âm nên không thể phát hiện thông qua bản chụp.

Trong ký ức của Marie không hề tồn tại việc đã lỡ nuốt phải đồng xu này lúc nào. Cô cho rằng, có thể nó đã nằm trong một chai nước nào đó và cô lỡ nuốt phải mà không để ý. Điều kỳ lạ hơn là đồng xu mắc kẹt trong cổ họng Marie suốt 12 năm qua là một đồng xu Úc sản xuất năm 1959, và hiện tại nó đã không còn lưu hành trong nhiều năm khi Marie mất giọng.

Tai nạn hy hữu khiến người phụ nữ này bị mất giọng từ năm 13 tuổi và cho đến 25 tuổi mới có thể nói trở lại - Ảnh 8.

Tai nạn hy hữu mà Marie gặp phải năm 13 tuổi là lời cảnh tỉnh lớn cho các bậc làm cha mẹ khi để con nhỏ chơi với các đồ vật xung quanh

Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp nuốt phải dị vật là đồng xu trên thế giới, nhưng đa phần là trẻ nhỏ. Bởi trẻ nhỏ chưa nhận thức được nhiều thứ nên rất dễ nuốt phải những vật nhỏ như đồng xu, hòn bi, viên thuốc, cúc áo, mảnh đồ chơi, hay hạt quả...

Vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn cần nắm rõ một số dấu hiệu nhận biết người xung quanh nuốt phải dị vật khi thấy có những biểu hiện sau:

- Khó thở, khó nói hoặc khó khóc.

- Không ho được.

- Thở khò khè hoặc thở mạnh.

- Khó nuốt.

- Chảy dãi hoặc khạc nhổ.

- Bất tỉnh.

Những phản ứng trên cho thấy, dị vật đã chèn vào một thanh quản hoặc khí quản, gây khó thở cho người bệnh. Lúc này, cần nhanh chóng đưa đi cấp cứu để bác sĩ tiến hành chụp X-quang và điều trị kịp thời.

Source (Nguồn): Mamamia, Metro