1. Bị tiêu chảy trong những ngày đèn đỏ liệu có bình thường?Nguyên nhân có thể do các hóa chất tự nhiên có tên gọi là prostagiandin được cơ thể sản xuất ra để tạo các cơn co thắt tử cung, trợ giúp cho việc đẩy huyết ra ngoài.
Prostaglandin cũng gây ra các cơn co thắt trong ruột dẫn đến tiêu chảy, đặc biệt là trong những ngày đầu của nguyệt san. Để hạn chế hiện tượng này, dùng thuốc giảm đau chống viêm như ibuprofen... Ngoài ra, ăn các loại thực phẩm không có nguy cơ gây tiêu chảy như gạo, bánh mì hay chuối…
2. Nguyệt san quá nặng có thể làm bạn thiếu máu?Câu trả lời là có. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu cho những XX trẻ. Chảy máu kinh nguyệt nặng kéo dài 5 ngày hoặc hơn mỗi tháng có thể làm thâm hụt khoảng dự trữ sắt của cơ thể, khiến cơ thể không đủ để sản xuất ra hồng cầu - “nhân viên” vận chuyển oxy của cơ thể.
Chị em bị thiếu máu cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi kéo dài, da nhợt nhạt. Một xét nghiệm đơn giản có thể biết chính xác bạn bị thiếu máu mức độ nào và cần bổ sung sắt ra sao.
Một lưu ý nữa là, các XX thường có nguyệt san nặng nên cắt giảm cà phê, trà đen, nước ngọt vì các thực phẩm này cản trở khả năng hấp thu sắt.
3. Liệu khi mang thai có thể có nguyệt san hay không?Về mặt lý thuyết là không có. Nguyên nhân là do mang thai ngăn chặn sự sụt giảm của loại hoóc môn gây bong tróc niêm mạc tử cung.
Tuy nhiên, khi XX mang thai, bạn có thể chảy một ít máu nhẹ. Sự chảy máu xảy ra khi trứng đã thụ tinh gắn vào tử cung và phá vỡ một số các mạch máu.
4. Có thể "tạm thời" sử dụng giấy vệ sinh khi cô nàng nguyệt san đến bất ngờ?Tình hình là cô nàng nguyệt san đến quá bất ngờ khiến bạn chưa kịp chuẩn bị băng vệ sinh hay tampon. Sử dụng giấy vệ sinh hay khăn giấy để chữa cháy là một lựa chọn hợp lý đấy.
Tuy nhiên, bạn không nên đưa nó vào ống âm đạo như là tampon mà nên để bên ngoài như chiếc băng vệ sinh thôi. Vì giấy vệ sinh khá mỏng và dễ rách nên bạn cần gấp lại dày và gọn gàng, đặt nó vào giữa hai môi nhỏ và vẫn còn ở ngoài cơ thể trước khi bạn kịp trang bị tampon hay băng vệ sinh.
5. Tại sao "đỉnh núi đôi" bị đau trước ngày cô nàng nguyệt san ghé thăm?Một tuần trước khi xuất hiện đèn đỏ, cơ thể gia tăng sản xuất progesterone, nó có thể khiến bạn cảm thấy đau ở mô núi đôi.
Vùng đau tập trung ở phần giữa và phần trên của núi đôi. Rất nhiều XX sẽ cảm thấy đau xung quanh đỉnh núi đôi. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau và hạn chế uống cà phê để thoát khỏi tình trạng này.