Viêm mào tinh hoànKhi bị viêm mào tinh hoàn bạn sẽ thấy xuất hiện những cơn đau ở một bên bìu lan theo dọc thừng tinh lên vùng hạ vị. Bìu sưng to, lớp da bìu đỏ rực chỉ trong vòng 3-4 giờ, sờ vào thấy rất đau. Mào tinh hoàn to và rắn nhưng vẫn phân biệt được với tinh hoàn. Ranh giới sẽ mất đi và chỉ còn lại một khối phồng to nóng ran và đau. Ngoài ra, toàn thân có biểu hiện sốt cao lên tới 39-40 độ C hoặc hơn, có khi có thể kèm theo rét run.
Nguyên nhân của bệnh viêm mào tinh có thể xảy ra sau chấn thương mào tinh hoàn, nước tiểu trào ngược đọng vào ống dẫn tinh. Ngoài ra, một nguyên nhân thường gặp là do bị nhiễm khuẩn khi “XXX” không an toàn như nhiễm khuẩn lậu, Chlamydia ..vv.. hoặc vi khuẩn đường ruột E.coli…
Viêm tinh hoànCác triệu chứng ban đầu của viêm tinh hoàn thường khá mờ nhạt vì vậy có thể nhiều bạn sẽ khó để nhận biết. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của viêm mào tinh hoàn là teenboys có cảm giác nặng nặng ở một bên “túi bi đôi” hoặc có trường hợp là cả hai bên.
Ngoài ra viêm tinh hoàn còn kèm theo các triệu chứng như: ngoài cảm giác sưng và đau ở tinh hoàn có thể kèm theo các việc tiết dịch ở “đèn dầu”. Cơ thể có cảm giác sốt nóng, mệt mỏi. Ngoài ra, bạn có thể bị đau đớn khi đi vệ sinh tiểu tiện. Đau khi xuất tinh hoặc thấy có máu lẫn trong tinh dịch cũng là một trong những triệu chứng của viêm tinh hoàn.
Nguyên nhân gây viêm tinh hoàn thường do nhiễm khuẩn hoặc do virus quai bị xâm nhập.
Giãn tĩnh mạch thừng tinhHầu hết giãn tĩnh mạch thừng tinh không có triệu chứng rõ rệt. Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường gây đau nhẹ hay cảm giác nặng ở vùng bìu. Cơn đau có thể nhiều hơn vào buổi chiều, buổi tối khi đứng lâu hoặc làm việc quá sức.
Nếu giãn tĩnh mạch thừng tinh lớn thì còn có thể kèm theo cảm giác sưng đau ở vùng bìu. Thông thuờng, giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xuất hiện ở bên tinh hoàn trái. Tuy nhiên có nhiều trường hợp xuất hiện ở cả 2 bên tinh hoàn.
Cơ chế gây giãn tĩnh mạch tinh là do hệ thống van của tĩnh mạch tinh bị yếu hoặc không có van nên có hiện tượng trào ngược máu từ tĩnh mạch thận trái vào đám rối tĩnh mạch tinh.
Xoắn tinh hoànKhi bị xoắn tinh hoàn, teenboys sẽ có cảm giác rất đau đớn. Không chỉ đau ở tinh hoàn mà cơn đau nhiều khi lan đến cả vùng bụng. Khi kiểm tra tinh hoàn sẽ thấy tinh hoàn sưng to, đôi khi đi kèm với triệu chứng co rút. Cảm giác nôn mửa, sốt cao là một trong những triệu chứng điển hình của xoắn tinh hoàn.
Nguyên nhân gây ra xoắn tinh hoàn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như do sự chuyển đổi đột ngột nột tiết tố trong cơ thể khi bước vào lứa tuổi dậy thì hoặc do tinh hoàn quá di động.
Làm gì khi phát hiện ra bệnh???Khi thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường kể trên, teenboys cần phải nói ngay với người lớn để được đưa đi thăm khám kịp thời. Việc đi khám bệnh không thể chần chừ vì vậy nếu bố mẹ không hiểu teenboys cần phải giải thích cặn kẽ hoặc chủ động đi khám.
Tất cả những bệnh kể trên nếu không được chữa trị sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc về sau, đặc biệt là vô sinh. Với bệnh xoắn tinh hoàn thì thời gian là một trong những yếu tố quyết định sự “sống còn” vì thời gian cấp cứu rất ngắn. Trong khoảng 6 giờ đầu kể từ khi xuất hiện những triệu chứng thì khả năng “cứu” được tinh hoàn là 100%. Từ 6-12 giờ khả năng còn 50%. Trên 12h giờ thì khả năng còn lại rất thấp. Còn nếu trên 24 giờ thì “hi vọng” là 0%.