Bước 1: Xác định chủ đềTrước khi nói với bố mẹ, bạn phải xác định trước vấn đề mà mình cần nói cùng bố mẹ để được giúp đỡ và thảo luận. Điều này có nghĩa là bạn cần bố mẹ cung cấp kiến thức, kinh nghiệm ứng xử hay đơn giản và chỉ cần papa và mama nghe bạn tâm sự về những khó khăn, những cảm xúc mà mình đang gặp phải đây?
Phải xác định chủ đề trước hết nhé! Nếu không, bạn sẽ thiếu tự tin, ngại ngùng khi dẫn vào vấn đề. Bạn có thể quên vì bối rối hay nói chung chung mà bố mẹ bạn không thể hiểu được đấy! Điều này thì thật là tai hại phải hem?
Kết quả là cuộc nói chuyện sẽ không đi đến đâu hết và gặp phải thất bại. Tệ hại hơn nữa là nó làm cho bạn cảm thấy sẽ không bao giờ có thể thực hiện một cuộc nói chuyện tiếp về chủ đề này lần thứ 2 với papa, mama nữa cơ. Do đó, hãy tưởng tượng bạn sắp làm một bài văn và cần xác định trước chủ để khi bắt tay vào làm. Như thế mới giúp cuộc nói chuyện này đúng hướng và bạn có thể ghi nhiều điểm trong mắt bố mẹ của bạn đấy!
Bước 2: Chọn thời điểm thích hợpCó nghĩa là bạn nên lựa chọn thời điểm nói sao cho thích hợp nhất. Hãy chọn những lúc bố mẹ bạn đanh rảnh rỗi và có một tâm trạng tốt. Khi ấy, họ có thời gian lắng nghe cũng như kiễn nhẫn để hiểu ra vấn đề của bạn hơn. Ví như những dịp cuối tuần, buổi tối khi cả nhà đang bên nhau... là lúc lý tưởng nhất để bạn bắt đầu câu chuyện đấy!
Nếu là lần đầu, bạn có thể lựa chọn nói chỉ với một trong hai người (cha hoặc mẹ) để bớt căng thẳng, đừng có dại gì mà lôi anh chị em của bạn tham gia vào cuộc nói chuyện của bạn nhé. Hoặc dịp lý tưởng nhất là khi bố mẹ đang chủ động nói chuyện với bạn đấy. Chính những lúc họ đang quan tâm đến bạn thì hãy tận dụng ngay thời điểm.
Ví dụ như “ Hôm nay mẹ thấy con không được khỏe, con có sao không?”. Bạn sẽ bắt chuyện bằng “Mẹ ơi, con có chuyện này muốn hỏi (kể) với mẹ…” Cuộc đối thoại sẽ suôn sẻ thôi.
Bước 3: Đi vào câu chuyện nhẹ nhàng nhưng rõ ràngTất cả mọi người, kể cả người lớn, khi nhắc đến các vấn đề về giới khỏe giới tính, hay những chuyện tế nhị khác cũng thường hay ngại ngùng. Vì thế, bạn đừng quá lo lắng, vì có thể bố mẹ cũng có thể đang ngại ngùng như bạn vậy.
Hãy đi vào câu chuyện của bạn từ từ, chi tiết và rõ ràng để bố mẹ có thể hiểu rõ. Tránh nói chung chung, bóng gió vì rất dễ hiểu nhầm. Một khi bạn tự tin thì chính bố mẹ cũng rất tự tin và sẵn lòng chia sẻ cùng bạn.
Vậy thì bạn hãy chủ động thảo luận thật rõ với bố mẹ. Những lần nói chuyện nhau sẽ rất dễ dàng hơn. Bạn có thể chọn một đề tài ít nhạy cảm trong lần đầu và hướng nội dụng tế nhị vào những lần nói chuyện sau.
Bước 4: Hỏi những gì bạn muốn hỏiBạn không nên chỉ kể chung chung cho bố mẹ nghe nhé bởi làm thế chẳng khác nào bạn bắt bố mẹ lo lắng mà không có cách giải quyết cụ thể.
Có thể bố mẹ đôi khi cũng bối rối khi không biết hướng dẫn hay tư vấn cho bạn bắt đầu từ đâu. Vì thế, hãy hỏi chính xác những gì bạn muốn hỏi. Hỏi bố mẹ cách giải quyết, ứng xử trong từng chi tiết cụ thể của vấn đề như thế sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Điều này cũng giúp bố mẹ hiểu thêm bạn đang thật sự lo lắng về vấn đề gì và cần bố mẹ giải quyết giúp vấn đề nào. Đừng ngại bạn nhé! Hãy hỏi và nói chuyện như khi bạn nói chuyện thông thường cùng bố mẹ ý.