Cách xử lý khi “cậu bé” bị va đập mạnh

Khang Du (theo Kidhealth) - Theo PLXH, Theo 00:01 23/09/2010
Chia sẻ

Tất cả các boy đều có một điểm yếu chính là khu vực “cậu bé”. Chỉ cần một cú va đập mạnh, cảm giác đau đớn có thể khiến các bạn ấy “choáng váng”.<img src='/Images/EmoticonOng/20.png'>

1. Những trường hợp dẫn đến cơn đau

Có rất nhiều trường hợp dẫn đến cơn đau của “cậu bé” và "2 hòn bi". Nó có thể xảy ra khi chúng mình đạp xe đạp đường dài. Các boy chơi những môn thể thao liên quan đến bóng như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền… có khả năng bị va đập do các quả bóng này gây ra khá thường xuyên. Hoặc một số tình huống vô tình trong các hoạt động hàng ngày.

Trong các tình huống này, dù các boy cố gắng không biểu hiện ra ngoài vì xấu hổ nhưng rõ ràng họ phải trải qua những giây phút rất “khủng khiếp”. Đó là nguyên nhân vì sao trong một số môn thể thao có các quy định riêng để bảo vệ “cậu bé và phần trái bóng”.



Ví dụ như môn bóng đá, khi đá phạt, các cầu thủ trấn giữ khung thành phải thực hiện động tác bảo vệ vùng “nhạy cảm”. Hay như môn quyền Anh, môn đua xe đạp phải trang bị thêm y phục bảo hộ cho "cậu bé". Các môn võ thuật thông thường cũng cấm tấn công vào khu vực này. Chỉ cần va chạm vào thì các vận động viên có nguy cơ bỏ thi đấu giữa chừng.

2. Vì sao các boy rất đau khi bị va chạm và vùng này?

Trong cơ thể chúng mình, các cơ quan đều có bộ phận bảo vệ riêng. Đầu có nhiệm vụ bảo vệ phần não. Lồng xương sườn bảo vệ tim và phổi của bạn. Cơ bắp bảo vệ các cơ quan như gan và thận.

Tuy nhiên, “cậu bé và phần bi” không hề được bộ phận nào bảo vệ, ngoại trừ lớp quần áo của các teenboys. Bộ phận này lại nằm bên ngoài cơ thể nên rất dễ bị tổn thương bởi các tác động vật lý.


Chính vì thế mà bộ phận này được cơ thể “đặc cách” xây dựng một hệ thống dây thần kinh dày đặc hơn các cơ quan khác. Với hệ thống này, “cậu bé và bi” luôn được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ và rất nhạy cảm với va chạm bên ngoài. Với một lực tác động bằng nhau vào vùng ngực và vùng này sẽ cho phản ứng rất khác nhau đấy.

3. Xử lý cơn đau thế nào?

Tin tốt lành cho các boy khi gặp phải tình huống này là thương tích và cơn đau không nghiêm trọng. Mặc dù thế, các chàng trai có thể cảm thấy rất đau đớn hoặc buồn nôn.

Nguyên nhân là do cậu bé và 2 viên bi được cấu tạo từ thể xốp, không xương. Do đó, chúng có thể hấp thụ và điều hòa va chạm vật lý bên ngoài mà không gây tổn thương vĩnh viễn.

Nếu bạn bị đau, hãy dừng hoạt động lại và nghỉ ngơi cho đến khi cơn đau qua khỏi. Có thể sử dụng thuốc giảm đau nếu muốn. Tuy nhiên, thông thường không cần thiết sử dụng. Cơn đau sẽ từ từ qua khỏi trong vòng chưa đầy một giờ tùy vào mức độ va chạm.


4. Lưu ý nếu cơn đau trở nên bất thường

Nếu cơn đau không thể qua khỏi và bạn gặp những triệu chứng sau thì ngay lập tức phải đến các cơ sở y khoa để thăm khám và điều trị:

- Cơn đau khiến bạn bất tỉnh

- Cơn đau kéo dài hơn một giờ

- Bìu bị thâm tím, sưng, hoặc thủng

- Tiếp tục buồn nôn và ói mửa

- Bạn bắt đầu bị sốt

Không thể lơ là với các triệu chứng này teen nhé!

5. Một số nguyên nhân khác

Nếu nguyên nhân của cơn đau thắt ở phần cậu bé và bi không do va đập mạnh thì bạn đang gặp phải một số rắc rối cần có sự trợ giúp của bác sĩ.


Có thể nguyên nhân của cơn đau là do bạn đã gặp một số vấn đề về nhiễm trùng đường tiết niệu. Kèm theo cơn đau sẽ có thêm một số biểu hiện như: phát ban và ngứa.

Trong trường hợp này, bạn nên gạt ngay mọi e dè và đến phòng khám nam khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày