Nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra rằng bổ sung protein thực vật bằng cách uống sữa đậu nành có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt. Phụ nữ tuổi trung niên cần bổ sung các thực phẩm từ đậu nành, uống sữa đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú và ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm ở phụ nữ.
Xét về khía cạnh nội tiết, nó kéo dài chức năng của các cơ quan của phụ nữ và làm cho phụ nữ thêm khỏe mạnh, tràn đầy sức sống, do đó các bác sĩ cho rằng uống sữa đậu nành thường xuyên không chỉ bổ sung protein cần thiết cho cơ thể con người mà còn có tác dụng phòng chống bệnh tật và nâng cao thể lực.
Mặc dù sữa đậu nành rất giàu chất dinh dưỡng nhưng nếu người không hợp uống nhiều không chỉ gây hại cho sức khỏe mà có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển thể chất, đặc biệt là 6 nhóm người sau đây không nên uống sữa đậu nành thường xuyên.
Theo quan điểm của Đông Y, sữa đậu nành là thực phẩm có tính hàn, vì vậy một số người có chức năng tiêu hóa kém, thường xuyên khó tiêu nên uống ít sữa đậu nành. Ngoài ra, sữa đậu nành sẽ sinh ra khí trong quá trình cơ thể tiêu hóa nên một số người dễ bị đầy bụng, tiêu chảy nên uống ít hoặc không nên uống.
Những người bị viêm dạ dày cũng nên ăn ít sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng tiết quá nhiều axit dịch vị cũng gây ra tình trạng đầy hơi và làm bệnh trầm trọng hơn.
Bệnh gút chủ yếu là do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể, trong đậu nành có chứa một lượng lớn nhân purin. Và nhân purin hòa tan trong nước nên sau khi xay đậu nành thành sữa đậu nành thì hàm lượng purin tăng lên.
Vì vậy, tốt nhất người bị bệnh gút nên uống ít sữa đậu nành, không phải là không được đụng đến sữa đậu nành mà nên kiểm soát lượng để có thể phòng và điều trị bệnh gút hiệu quả. Và nếu bạn muốn giảm đau hiệu quả, điều quan trọng hơn là phải kiểm soát việc tiêu thụ các thực phẩm nhiều thịt.
Sức đề kháng của cơ thể tương đối kém sau khi phẫu thuật hoặc ở những bệnh nhân đang hồi phục sau bệnh nặng dẫn đến chức năng tiêu hóa của cơ thể kém đi. Vì vậy, khi cơ thể đang hồi phục, tốt nhất không nên uống sữa đậu nành nếu không rất dễ bị tiêu chảy. Các chuyên gia cho rằng tốt nhất nên uống sữa chua sau khi khỏi bệnh, có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và tiêu hóa thức ăn, có tác dụng bảo vệ dạ dày rất tốt.
Các chuyên gia khuyến cáo một số bệnh nhân suy thận không nên dùng thực phẩm giàu đạm, nếu không những thực phẩm này sẽ làm tăng gánh nặng cho thận trong quá trình chuyển hóa, hơn nữa sữa đậu nành chứa nhiều đạm nên tốt nhất người bệnh thận nên hạn chế.
Thực phẩm từ đậu nành có chứa nhiều oxalat, chất này sẽ kết hợp với canxi trong thận, rất dễ hình thành sỏi, điều này cũng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng sỏi thận, vì vậy bệnh nhân sỏi thận cũng nên ăn ít đi.
Các chất ức chế saponin hormone và lectin trong sữa đậu nành gây cản trở quá trình hấp thu kẽm của cơ thể. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo những người có thói quen uống sữa đậu nành lâu ngày không được quên bổ sung kẽm để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh, tốt nhất không nên uống sữa đậu nành. Đó là do sữa đậu nành không được dùng chung với các loại thuốc kháng sinh như erythromycin, sau khi trộn lẫn hai loại sữa này với nhau sẽ xảy ra một loạt phản ứng hóa học, khá có hại cho cơ thể. Vì vậy, tốt nhất thời gian giữa thời điểm uống sữa đậu nành và thời điểm uống thuốc kháng sinh nên chênh lệch nhau hơn một giờ đồng hồ.
Nguồn và ảnh: Family Doctor