Sự thiếu tự giác của trẻ đôi khi có liên quan đến phương pháp giáo dục của cha mẹ: Nắm bắt được điều quan trọng này, không khó để trau dồi tính kỷ luật cho con

THU HÀ, Theo Trí Thức Trẻ 09:03 07/08/2022
Chia sẻ

Hình thành tính tự giác ở một đứa trẻ chắc chắn là cả một quá trình lâu dài. Nhưng so với sự thành công trong tương lai của các con, tất cả những điều này đều xứng đáng.

Một trong những điều khó khăn nhất của công việc làm cha mẹ là rèn luyện ý thức kỷ luật ở con cái. Ngoài việc giúp trẻ phát triển được năng lực một cách toàn diện còn một điểm quan trọng không kém đó là hình thành được ý thức tự giác. Thông thường những đứa trẻ có tính tự giác sẽ có khả năng thành công cao hơn trong tương lai. Bởi chúng thường có nhiều ý tưởng sáng tạo và cách làm việc hợp lý hơn. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có tính kỷ luật tự giác, mà đôi khi chúng thường thích làm mọi việc một cách tùy tiện, tất cả sẽ phụ thuộc vào tâm trạng thích hay không.

Trên thực tế, giúp hình thành được cách cư xử ở trẻ thật sự không quá khó như chúng ta nghĩ, bí mật đều nằm ở việc nắm bắt được nguyên nhân và điều chỉnh hành vi đó của trẻ. Vì vậy để rèn luyện được tính tự giác, thì cha mẹ cần phải sớm thay đổi phương pháp phù hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau của các con.

Sự thiếu tự giác của trẻ đôi khi có liên quan đến phương pháp giáo dục của cha mẹ: Nắm bắt được điều quan trọng này, không khó để trau dồi tính kỷ luật cho con - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Biểu hiệu của trẻ không có ý thức tự giác

Biểu hiện đầu tiên đó là trẻ hay trì hoãn và không có khái niệm về thời gian. Dù trẻ đang học hay vui chơi thì khi hành vi của trẻ bị trì hoãn hoặc dễ bị thu hút bởi mọi thứ xung quanh, rất có thể điều này có liên quan trực tiếp đến việc thiếu kỷ luật của bản thân trẻ.

Đặc biệt là khi thực hiện hành động, trẻ có biểu hiện thiếu tự tin vào bản thân và có tâm lý sợ thất bại. Nhất là khi xử lý những việc không muốn làm thì trẻ sẽ càng bộc lộ khả năng phản kháng của mình. Và dưới sự chi phối của những cảm xúc đó, trẻ sẽ tự nhiên mất đi động lực, dẫn tới không hoàn thành được nhiệm vụ. Do đó, việc quan sát thái độ của trẻ trong cuộc sống hàng ngày rất quan trọng trong quá trình hình thành tính tự giác.

Ngoài ra, một biểu hiện dễ nhận thấy nữa đó là mất tập trung. Một đứa trẻ có ý thức tự giác thì biểu hiện đầu tiên chính là trẻ luôn tập trung làm những gì mà chúng muốn. Nhưng đôi khi có những đứa trẻ không đủ tập trung và dễ bị thu hút hoàn toàn bởi các sự kiện bất ngờ xung quanh. Do đó, dưới tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ hoàn thành các kế hoạch chậm lại so với thời hạn.

Sự thiếu tự giác của trẻ đôi khi có liên quan đến phương pháp giáo dục của cha mẹ: Nắm bắt được điều quan trọng này, không khó để trau dồi tính kỷ luật cho con - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Nguyên nhân khiến trẻ thiếu sự tự giác, kỷ luật

Tính tự giác kỷ luật có thể giúp trẻ kiềm chế được hành vi và tập trung vào việc làm và hoạt động thường ngày hơn. Tuy nhiên, một số trẻ thường thiếu tính tự giác và không có kỷ luật. Vậy nguyên nhân của việc này là gì?

Trước hết là do cha mẹ quá chiều chuộng con cái. Thực sự, nếu chúng ta chiều chuộng một đứa trẻ quá mức thì có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả không ngờ. Như không chỉ khiến trẻ quá phụ thuộc vào cha mẹ mà còn có thể khiến trẻ xuất hiện thái độ vô kỷ luật và thiếu tôn trọng người lớn. Khi đó, những đứa trẻ sẽ làm bất cứ điều gì mà chúng muốn, kể cả điều đó có hợp lý hay không. Thông thường những đứa trẻ hư sẽ không có ý thức tự kiềm chế mà thay vào đó chúng sẽ tự cho mình là trung tâm của mọi người.

Ngoài ra, nếu cha mẹ không chú ý rèn luyện tính tự giác cho trẻ khi còn nhỏ, chắc chắn khi lớn lên sẽ khó quản lý hơn. Thông thường mọi người thường nói: 3 tuổi mới lớn, 7 tuổi đã già. Nếu các bậc cha mẹ không chú ý đến việc thiết lập các quy tắc và trau dồi tính tự giác của trẻ trong giai đoạn này thì sẽ rất khó để thay đổi khi trẻ đã lớn lên.

Sự thiếu tự giác của trẻ đôi khi có liên quan đến phương pháp giáo dục của cha mẹ: Nắm bắt được điều quan trọng này, không khó để trau dồi tính kỷ luật cho con - Ảnh 3.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Phương pháp nuôi dưỡng tính tự giác của con cái của bậc cha mẹ thông minh

Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ rằng chỉ cần kiểm soát chặt chẽ là có thể làm cho con cái tự kỷ luật. Vì vậy nhiều bậc cha mẹ không ngừng phê bình con cái. Tuy nhiên phương pháp này có thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách của trẻ sau này. Đây là biểu hiện của việc giáo dục con cái không phù hợp. Vì vậy, để hướng dẫn trẻ rèn luyện tính tự giác một cách chính xác, chúng ta có thể thử các phương pháp sau:

Phương pháp 1: Hình mẫu của cha mẹ là chìa khóa quan trọng nhất

Phương pháp giáo dục của cha mẹ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Vì vậy, để thay đổi hành vi thiếu tính kỷ luật của con cái, trước hết cha mẹ nên tự rèn luyện kỷ luật cho bản thân mình. Vì cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của trẻ, nếu cha mẹ làm được chắc chắn con cái sẽ học hỏi và thay đổi trong quá trình bắt chước. Ngược lại, nếu cha mẹ không có tính tự giác thì chắc chắn các con sẽ không tự nguyện thay đổi những hành vi thường ngày.

Sự thiếu tự giác của trẻ đôi khi có liên quan đến phương pháp giáo dục của cha mẹ: Nắm bắt được điều quan trọng này, không khó để trau dồi tính kỷ luật cho con - Ảnh 4.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Phương pháp 2: Chú ý kiểm soát giai đoạn quan trọng của việc rèn luyện tính tự giác

Để rèn luyện tính tự giác, chúng ta cũng cần chú ý đến việc nắm bắt những thời kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Thông thường khoảng thời gian phù hợp nhất là từ 2-3 tuổi. Các bậc cha mẹ hãy để những đứa trẻ tự làm những việc mà chúng nên làm. Ngay cả khi đó chỉ là một việc đơn giản như vệ sinh cá nhân của chính mình, hãy để trẻ tự tập làm. Bằng cách thông qua những việc đó, chắc chắn trẻ sẽ nâng cao được tính tự giác và tinh thần trách nhiệm hơn.

Sự thiếu tự giác của trẻ đôi khi có liên quan đến phương pháp giáo dục của cha mẹ: Nắm bắt được điều quan trọng này, không khó để trau dồi tính kỷ luật cho con - Ảnh 5.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Phương pháp 3: Rèn luyện thói quen cho trẻ

Rèn luyện thói quen thực chất là rèn luyện các dây thần kinh phản xạ trong não bộ của trẻ. Thông thường, những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống lại là bước khởi đầu cho việc hình thành thói quen sau này. Các bậc cha mẹ có thể áp dụng phương pháp này để trau dồi tính tự giác cho con. Ví dụ, để trẻ nhanh chóng thu dọn cặp sách sau khi hoàn thành bài tập về nhà, hay để trẻ chuẩn bị quần áo cho ngày mai đi học trước khi đi ngủ. Tin rằng với những thói quen đã được rèn luyện, trẻ sẽ hình thành được khả năng tự kỷ luật đối với bản thân hơn.

Theo NetEase

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày