Trong khi đó, sử dụng công cụ tìm kiếm google, có hàng trăm nghìn kết quả tuyển dụng nhân sự trình độ từ cử nhân trở lên ở mọi ngành nghề, mọi mô hình doanh nghiệp và mọi miền của đất nước
Nhằm tìm kiếm những góc nhìn lý giải về thực trạng mâu thuẫn này, PV đã có buổi trò chuyện cùng Ông Ngô Minh Tuấn, Chủ tịch Học viện CEO Việt Nam
Theo ông đâu là lý do dẫn tới tình trạng đã tốt nghiệp Đại học trở lên nhưng vẫn thất nghiệp?
Ông Ngô Minh Tuấn: “ Tôi cho rằng, thị trường cung lao động thì “ế”, thị trường cầu lao động thì cần, rõ ràng ở đây không phải là vấn đề mất cân bằng cung cầu, mà đơn giản là người lao động không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân lớn nhất, sinh viên chỉ tập trung học trong trường nên chỉ biết kiến thức căn bản, nền tảng mà thiếu đi tính thực tiễn, vấn đề thiếu này là do chính sinh viên phải chịu trách nhiệm vì họ không sử dụng thời gian một cách hữu ích. Họ cần đánh giá đúng mục tiêu, “lao” vào thực tiễn chuyên môn để bù đắp phần còn thiếu của mình mà không ai có thể giúp họ ngoài bản thân họ”.
(Ông Ngô Minh Tuấn, Chủ tịch Học viện CEO Việt Nam)
Ông có thể chia sẻ cách mà sinh viên “lao” vào thực tiễn như thế nào?
Ông Ngô Minh Tuấn: “Theo tôi, sinh viên cần thực hiện đồng bộ 3 giải pháp:
1. Học nghiêm túc và chủ động chương trình đào tạo trên trường, vì đây là kiến thức nền tảng tư duy giúp các bạn có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp
2. Học ngoại ngữ, đây là công cụ giao tiếp quan trọng trong thời kỳ hội nhập
3. Sử dụng thời gian ít nhất 1 buổi/ngày để tham gia vào doanh nghiệp như:
- Xin thực tâp không lương tại bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp, vì thường sinh viên chọn cách như xin làm bồi bàn, gia sư… để có thu nhập nhưng lại không bổ sung thực tiễn cho chuyên môn được học
- Theo học các khóa học ngắn hạn do chính những người đã làm thực tiễn đào tạo để hướng dẫn cụ thể đến từng chi tiết của nghiệp vụ
- Tham gia các hoạt động tập thể trong trường và ngoài trường để mở rộng mối quan hệ và tăng cường khả năng giao tiếp với người lạ. Đặc biệt trong thời gian nghỉ hè là dịp tuyệt vời nhất để họ bổ sung “vitamin” thực tiễn”
Tuy nhiên, theo tôi được biết, doanh nghiệp không dễ dàng gì nhận sinh viên đến học việc?
Ông Ngô Minh Tuấn: “Thực tế đây không phải nguyên nhân, nguyên nhân chính là sinh viên đi học việc họ đem tâm thế “cưỡi ngựa xem hoa” mà không phải tâm thế của người đi làm, vì họ nghĩ họ không có lương, họ có quyền đi muộn, họ có quyền nghỉ khi họ thích, họ có quyền đòi hỏi… làm mất đi văn hóa của doanh nghiệp nên chủ doanh nghiệp “sợ””.
Là doanh nghiệp về giáo dục, Học viện CEO Việt Nam có giúp gì cho sinh viên trong chuyện này không thưa ông?
Ông Ngô Minh Tuấn: “Chúng tôi có 2 giải pháp:
Thứ nhất: Với “may mắn” làm nghề và trau dồi kiến thức thực tế trong gần 20 năm nay, tôi trực tiếp xây dựng các khóa đào tạo ngắn hạn thực tiễn trong lĩnh vực kinh doanh theo đúng thực tiễn khi các em đi làm.
Thứ hai: Học viện có thể giới thiệu các em đi thực tập đúng chuyên môn được học trong trường, vì tôi cũng có “may mắn” là dân tư vấn doanh nghiệp nên cũng được các doanh nghiệp tin tưởng đề nghị hỗ trợ”
Vâng! Xin cảm ơn những chia sẻ thực tiễn ngày hôm nay của ông, xin chúc Học viện CEO Việt Nam phát triển và đóng góp được nhiều giá trị cho xã hội.
Thời gian nghỉ hè là thời gian tuyệt vời nhất để sinh viên trải nghiệm thực tiễn và bù đắp phần thiếu hụt để làm việc sau tốt nghiệp. Ai sử dụng thời gian hữu ích, người đó sẽ sớm thành công. Hãy “đứng lên” để hành động, thay vì ngồi đó lo lắng, phán xét về chuyện thất nghiệp.