Trong bối cảnh thực hiện lệnh phong tỏa, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, nhiều người dân Singapore đã chọn các dịch vụ giao hàng để giúp họ mang đồ ăn tới những người thân yêu khi không thể ra ngoài. Tuy nhiên, một người phụ nữ lại không đánh giá cao sự quan tâm ngọt ngào của bạn trai mà lại có phản ứng khiến nhiều người phải cảm thấy ngán ngẩm.
Cô gái trách móc bạn trai vì thuê dịch vụ ship gửi bánh ngọt cho mình. (Ảnh minh họa)
Những đoạn tin nhắn trao đổi qua lại giữa 1 cặp đôi ở Singapore mới đây đã được trang Stomp đăng tải và nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, điều khiến nhiều người sau khi xem xong đều cảm thấy bất bình với hành động của cô gái.
Khi được bạn trai mua tặng bánh ngọt và sữa chua đắt tiền, thay vì nói lời cảm ơn thì cô nàng đã nhắn lại rằng: "Anh bỏ tiền thuê dịch vụ ship, mang tới số bánh ngọt này nhưng không đưa kèm dao nĩa để ăn. Vì thế nên tôi đành dùng thìa của chính mình và còn phải đem nó đi rửa nữa."
Trong bài đăng trên Instagram cá nhân, cô này cho rằng dịch vụ giao hàng thật không thể chấp nhận được, nó khiến con người trở nên lười biếng, tốn nhiều tiền và không lành mạnh.
"Không ngạc nhiên khi béo phì đang trở thành một vấn đề thực sự." - cô nàng nói thêm.
Sau đó cô gái còn chỉ trích việc người ta cứ chạy theo xu hướng gửi đồ ăn cho người khác mà không cần quan tâm người đó thích gì. Trong đoạn nhắn tin, có thể thấy người bạn trai đã xuống nước rất nhiều, thừa nhận mọi lỗi sai và cố làm hòa với người yêu.
Anh chàng nhắn: "Anh chỉ muốn em có một buổi tiệc trà vui vẻ. Được rồi, đây là lỗi của anh, đừng giận nữa nhé?"
Tuy nhiên, cô gái vẫn không hài lòng, tiếp tục chất vấn bạn trai rằng tại sao anh ta gửi đồ ngọt cho cô trong khi biết rõ người yêu đang ăn kiêng.
"Tôi không thấy đây là một cử chỉ ngọt ngào gì ngoài việc anh chẳng hề quan tâm đến bất cứ lời nào tôi nói." - cô gái đáp lại lời xin lỗi của bạn trai. Và ở bức ảnh chụp màn hình cuối, không rõ là ai gửi số tiền này nhưng theo nội dung thì có vẻ cô gái sẽ cảm thấy vui hơn khi nhận được tiền, thay vì lời hỏi han quan tâm hay đồ ăn.
(Theo WOB)