Sinh viên học cách tiết kiệm thế nào để cuối tháng khỏi phải ăn mì gói?

Phương Võ, Theo Trí Thức Trẻ 01:05 16/10/2016
Chia sẻ

Nếu bạn không có kế hoạch tiết kiệm tiền bạc và có trách nhiệm tài chính thì rất có thể bạn sẽ bị bệnh viêm màng túi vào cuối tháng. Vậy bạn hãy thử nghiên cứu các thói quen dưới đây để khỏi phải ăn mì tôm cả ngày nhé.

Thông qua các phương tiện truyền thông, có lẽ chắc bạn cũng biết nguyên nhân của phá sản trong kinh doanh bắt nguồn từ thiếu hụt vốn, thua lỗ. Vậy nếu một sinh viên nào đó nói rằng họ đang chuẩn bị phá sản trong vài tháng tới thì có được xem là câu nói đùa? Và điều đó là có thật, những mẩu chuyện ấy của sinh viên đã quá đỗi quen thuộc đến mức xảy ra với hầu hết các sinh viên. 

Nếu bạn không có kế hoạch tiết kiệm tiền bạc và có trách nhiệm tài chính thì rất có thể bạn sẽ bị bệnh viêm màng túi vào cuối tháng giống như trường hợp trên. Vậy bạn hãy thử nghiên cứu các thói quen dưới đây để khỏi phải ăn mì tôm cả ngày nhé.

Tiết kiệm tiền đúng cách

Sinh viên học cách tiết kiệm thế nào để cuối tháng khỏi phải ăn mì gói? - Ảnh 1.

Khi bắt đầu cuộc sống đại học, có thể bạn sẽ chọn cuộc sống ở ký túc xá hoặc một phòng trọ gần trường tùy vào điều kiện kinh tế cũng có thể xuất phát từ lý do nào đó. Tuy nhiên dù bạn có sống ở đâu chăng nữa thì bạn cũng phải học cách tiết kiệm ngân khố cho mình. Vâng, tất cả chúng ta điều nghe đến hai chữ tiết kiệm nhưng làm thế nào để áp dụng thực tiễn thì không phải là một điều dễ dàng. Để làm được điều đó, trước tiên với một khoản tiền cố định hằng tháng, bạn phải biết phân bố chi tiêu hợp lý đồng thời cũng phải vững tâm trước những cám dỗ có thể phá vỡ khoản tiết kiện của mình. Bên cạnh đó, bạn cần phải biết dự phòng cho bản thân những trường bất ngờ xảy đến rồi phá vỡ mọi kế hoạch đã đặt ra. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm cho mình một động lực đưa lý do tiết kiệm tiền bạc lên đầu danh sách các mục tiêu tài chính.

Tạo và bám vào ngân sách

Đại học có thể là lần đầu tiên bạn lên kế hoach ngân sách chi tiêu cho riêng mình. Cho nên ngay từ đầu bạn hãy tự tập cho mình một thói quen lên các danh mục cần chi tiêu cho tháng này càng chi tiết càng tốt. Bạn sẽ không muốn ở vị trí mà khi cần một thứ gì đó lại không đủ khả năng chi trả cho nó. Nếu nhìn xa hơn, bạn cũng nên lập trước một vài dự định chi tiêu cho tháng tiếp theo để cân đối tài sản. Và nhớ, hãy để bản thân kiểm soát tài chính của mình hơn là để tài chính kiểm soát bạn.

Sống tối giản có thể

Sinh viên học cách tiết kiệm thế nào để cuối tháng khỏi phải ăn mì gói? - Ảnh 2.

Bạn có thể khởi đầu cuộc sống ở đại học trong một phòng ở ký túc xá vì vậy bạn cũng không nhất thiết phải sắm  nhiều vật dụng vì thứ nhất một vài đồ dùng thiết yếu đã có sẵn thứ hai bạn không có nhiều không gian để bày biện. Mua ít đi sẽ giúp cho bạn tiết kiệm tiền cũng như không gian khi tham gia vào cuộc sống ký túc. Ở đại học bạn có thể ưu tiên thứ này nhưng người khác lại ưu tiên thứ khác (ví dụ tôi thà dành tiền đi du lịch hơn là mua quần áo) bởi mỗi ngừoi một quan điểm, không ai giống ai cả .Nhưng cũng phải đảm bảo rằng bạn không lãng phí tiền vào những thứ bạn không  quan tâm vì nó thật sự chưa cần thiết.

Tự làm đầu bếp nghiệp dư

Đã là sinh viên đại học thì hầu hết điều có tâm lý luôn đề cao tất cả những gì được cho là thuận tiện đối với mình. Bạn không có nhiều thời gian cho việc nấu ăn vì còn phải bận làm báo cáo, viết bài luận, tham gia học nhóm, hoạt động tập thể… và bạn muốn dùng cơm hộp thay vì tự nấu bữa ăn, bạn muốn đến cửa hàng tiện lợi thay vì đến siêu thị vào cuối tuần với một danh sách dài trên tay.

Sinh viên học cách tiết kiệm thế nào để cuối tháng khỏi phải ăn mì gói? - Ảnh 3.

Và đặc biệt được thưởng thức món ăn của người khác nấu hơn do chính tay mình làm. Tất nhiên, nếu bạn có thể cân đối chi tiêu hằng tháng của mình hay bạn đang ở tình cảnh không thể tự nấu ăn khi đang sống ở ký túc xá thì có thể chọn ăn ngoài, tất nhiên là không vấn đề gì nhưng nếu năm sau bạn có dự định thuê một phòng trọ thì hãy tự mình chăm chút cho các bữa ăn của mình vì tự mình nấu sẽ đảm bảo sức khỏe hơn nhé.

Có trách nhiệm với thẻ tín dụng

Mọi ngừoi điều nói rằng sinh viên cũng chưa bắt buộc phải dành một khoản tiết kiệm để mua nhà, mua xe… vì ai cũng biết hầu hết sinh viên là tầng lớp vô sản mà. Nhưng bạn cũng nên xây dựng cho mình một con số nằm trong tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng thay vì chỉ là hoàn toàn số 0. Công việc đơn giản này nhưng lai đem đến cho tương lai bạn đủ khả năng để tự chi trả những khoản mình muốn mà không cần hỏi xin từ bố mẹ. Cho nên đây là công việc quan trọng đánh dấu bước khởi đầu cho cuộc cách mạng giành quyền độc lập tài chính cho riêng mình.

Bạn có thể đầu tư vào tài khoản thẻ tín dụng bằng hình thức gửi tiền tiết kiệm kiếm được từ công việc kinh doanh nhỏ trên mạng, làm thêm… Và một bí quyết giúp bạn thành công trong quá trình này là bạn hãy nên tạo cho mình hai chiếc thẻ tín dụng của hai ngân hàng khác nhau, một thẻ dùng để chi tiêu các vật dụng đã được lên kế hoạch hằng tháng và một thẻ để gửi tiền tiết kiệm, không thẻ nào có thể xâm phạm lẫn nhau và bạn cũng không được phép cho bản thân làm giảm dần số dư trong tài khoản thẻ tiết kiệm của mình nhé.

Cho nhận

Sinh viên học cách tiết kiệm thế nào để cuối tháng khỏi phải ăn mì gói? - Ảnh 4.

Bạn có cảm thấy mình rất may mắn khi sinh ra trong một gia đình mà bạn có đủ mọi thứ mỗi khi cần đến mà không cần vắt óc suy nghĩ nhiều. Nhưng một số khác thì lại đang chật vật để xoay sở sống qua ngày vì xuất phát điểm tại một nơi không có điều kiện tốt.

Hơn nữa khi bạn được học trong một môi trường đại học mà được chính phủ hỗ trợ một phần kinh phí thì đó cũng là một điều may mắn.

Thay vì chi tiêu vào những thứ bạn có thể bỏ qua một ngày không dùng đến cũng không làm ảnh hưởng đến hòa bình của bạn nhưng sự quyên góp của bạn lại đang tác động tích cực đến cuộc sống của người nghèo, học sinh vượt khó… thì hãy làm điều đó. Có vẻ hai mươi nghìn ăn sáng đối với bạn không là quá lớn nhưng với những ai khó khăn thì đó chính là tia hy vọng duy trì cuộc sống của họ.

Bạn không cần phải bỏ ra quá nhiều để quyên góp từ thiện mà chỉ cần bạn biết hỗ trợ thay vì tiêu vào những gì không cần thiết là bạn đã góp một bàn tay đùm bọc cho những hoàn cảnh khó khăn hơn và mang đến niềm vui tiêu xài có ích của mình nhé.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày