Với diện tích lên tới 325.000 mét vuông, nhà máy Packard Automotive Plant là nhà máy sản xuất ô tô xịn nhất thế giới.
Nhà máy Packard mở cửa lần đầu vào 1903 và khi đó được coi là nhà máy hiện đại nhất trên toàn cầu, đi kèm với đó là quy mô khủng khiếp.
Tới 1908, nhà máy này được mở rộng thêm với dây chuyền lắp ráp xe tải.
Ở thời điểm này, nhà máy đã mở rộng diện tích lên gấp 6 lần so với ban đầu.
Ở thời kỳ hoàng kim, nhà máy Packard có 40.000 công nhân viên làm việc tại đây cùng lúc.
Đây cũng là biểu tượng được khai thác rất nhiều bởi văn hóa đại chúng Mỹ khi xuất hiện trong thơ, phim ảnh, tranh, graffiti...
Tuy vậy, tới 1958, tổ hợp này đóng cửa do thương hiệu chủ quản phá sản. Một phần nhỏ được dùng cho các doanh nghiệp khác thuê làm kho lưu trữ hay kinh doanh nhỏ lẻ.
Phần lớn diện tích nhà máy bị bỏ hoang và tới nay tổ hợp này vẫn là nhà máy bị bỏ hoang lớn nhất thế giới không chỉ trong ngành xe.
Nhiều nhà đầu tư từng có ý định mua lại diện tích nhà máy để làm việc khác nhưng vì nhiều lý do đều thất bại trong việc tái sử dụng.
Việc để một diện tích khổng lồ tại Detroit bị bỏ hoang hóa suốt nhiều năm khiến chính quyền “trái tim nền công nghiệp ô tô Mỹ” dần mất kiên nhẫn.
Nhà máy Packard được coi như một biểu tượng cho sự thất bại của làng xe Mỹ trong quá khứ.
Việc không thể tìm cách tái sử dụng hiệu quả khuôn viên nhà máy cũng là một thất bại khác của Detroit.
Do đặt gần nhà máy lắp ráp xe điện mới của GM, một phần còn lại tổ hợp nhà máy Packard được kỳ vọng sẽ được GM thâu tóm để mở rộng quy mô trong tương lai.