SAI LẦM dùng ấm siêu tốc vừa đốt tiền điện vừa tự rước hoạ vào thân

Lam Phương, Theo phunuso.baophunuthudo.vn 08:00 08/05/2025
Chia sẻ

Nhiều người vô tư sử dụng ấm siêu tốc mà không biết đang mắc sai lầm có thể dẫn đến hậu quả "tiền mất tật mang".

Ấm siêu tốc giúp việc đun nước trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn hẳn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nhiều người không chú ý đến một số chi tiết quan trọng dẫn đến thiết bị bị "giảm tuổi thọ" và nước đun xong có mùi khó chịu.

Sai lầm số 1: Đổ nước quá nhiều hoặc quá ít

Một sai lầm phổ biến khi sử dụng ấmsiêu tốc là đổ nước quá nhiều hoặc quá ít. Hầu hết các ấm đều có vạch chỉ mức nước tối đa và tối thiểu ở bên trong. Khi đổ nước, bạn cần đảm bảo rằng nước không vượt quá mức tối đa và cũng không quá thấp dưới mức tối thiểu.

Nếu đổ quá đầy, nước sẽ dễ dàng tràn ra ngoài khi sôi, gây bỏng và có thể gây cháy nổ nếu tràn vào các bộ phận điện tử. Ngược lại, nếu nước quá ít, ấm sẽ không tự động ngắt khi nước sôi và có thể gây cháy khô, làm hỏng ấm.

SAI LẦM dùng ấm siêu tốc vừa đốt tiền điện vừa tự rước hoạ vào thân- Ảnh 1.

Sai lầm số 2: Cắm điện trước khi đổ nước

Một thói quen sai lầm nữa là cắm điện trước khi đổ nước vào ấm. Điều này rất nguy hiểm vì khi ấm không có nước, bộ phận làm nóng sẽ bị nung nóng quá mức, từ đó có thể gây hư hỏng hoặc thậm chí làm cháy ấm. 

Quy trình đúng là nên đổ nước vào trước, sau đó mới cắm điện để đun.

SAI LẦM dùng ấm siêu tốc vừa đốt tiền điện vừa tự rước hoạ vào thân- Ảnh 2.

Sai lầm số 3: Không vệ sinh ấm thường xuyên

Trong quá trình đun nước, các khoáng chất như canxi và magiê trong nước sẽ tích tụ thành cặn trắng ở đáy ấm. Nếu không làm sạch những cặn bẩn này, chúng sẽ làm giảm hiệu quả đun nước và có thể gây mùi khó chịu trong nước. 

Để vệ sinh, bạn chỉ cần đổ một ít giấm trắng vào ấm, thêm nước và đun sôi. Giấm sẽ giúp phân hủy cặn bẩn hiệu quả và giữ cho ấm luôn sạch sẽ.

SAI LẦM dùng ấm siêu tốc vừa đốt tiền điện vừa tự rước hoạ vào thân- Ảnh 3.

Sai lầm số 4: Rót hết nước trong ấm

Sau khi nước đã sôi, nhiều người có thói quen rót hết nước ra ngoài. Tuy nhiên, điều này không tốt vì khi ấm còn nóng, việc đổ hết nước sẽ khiến các bộ phận làm nóng tiếp xúc với không khí, dễ gây cháy khô và làm giảm tuổi thọ của ấm. 

Thay vào đó, bạn chỉ nên đổ gần hết nước và để lại một ít để không gây hư hại cho ấm.

SAI LẦM dùng ấm siêu tốc vừa đốt tiền điện vừa tự rước hoạ vào thân- Ảnh 4.

Sai lầm số 5: Bỏ qua việc vệ sinh đáy ấm

Nhiều người chỉ chú ý vệ sinh phần trên của ấm mà không để ý đến đáy ấm. Tuy nhiên, phần đáy ấm cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc đun nước. Nếu đáy ấm bám bụi bẩn hoặc nước thừa có thể gây sự cố khi sử dụng, thậm chí là ngắn mạch. Vì vậy, hãy thường xuyên lau sạch đáy ấm, đặc biệt là khi có nước đọng lại.

SAI LẦM dùng ấm siêu tốc vừa đốt tiền điện vừa tự rước hoạ vào thân- Ảnh 5.

Sai lầm số 6: Mua ấm không chú ý đến chất lượng

Cuối cùng, khi mua ấm siêu tốc, chất liệu và chất lượng là những yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Bạn nên chọn ấm có chất liệu thép không gỉ 304 hoặc 316 để đảm bảo an toàn và bền bỉ. Những ấm có chất liệu kém sẽ dễ gây rỉ sét và có thể tiết ra các chất độc hại khi đun nước.

Gợi ý nơi mua ấm siêu tốc chất lượng:

SAI LẦM dùng ấm siêu tốc vừa đốt tiền điện vừa tự rước hoạ vào thân- Ảnh 6.

Ấm siêu tốc SUNHOUSE 1,5l

Nơi mua: Sunhouse Viet

SAI LẦM dùng ấm siêu tốc vừa đốt tiền điện vừa tự rước hoạ vào thân- Ảnh 7.

Bình đun nước siêu tốc đa chức năng Bear

Nơi mua: SMARTLINK

SAI LẦM dùng ấm siêu tốc vừa đốt tiền điện vừa tự rước hoạ vào thân- Ảnh 8.

Bình đun siêu tốc Bluestone 1.7l

SAI LẦM dùng ấm siêu tốc vừa đốt tiền điện vừa tự rước hoạ vào thân- Ảnh 9.

Ấm siêu tốc 1.7 lít Roler

Nơi mua: ROLER

Nguồn: Sohu

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày