Cùng với tục khai bút đầu năm, người Việt còn có thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là một việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa.
Nhiều người khá thích thú khi chứng kiến những nét thư pháp điêu luyện trên Phố ông đồ Phạm Ngọc Thạch đều do các bạn trẻ viết. Đặc biệt hơn, đây là những "ông, bà đồ" trẻ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc cho chữ vào mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Những ngày này, thấp thoáng sau hàng mai vàng khoe sắc rực rỡ cả con đường ở trung tâm Sài Gòn là những chàng trai, cô gái xúng xính trong bộ áo dài thích thú dạo chơi trên phố ông đồ. Phiên chợ Tết Kỷ Hợi 2019 trên phố ông đồ là sự kết hợp ấn tượng giữa không gian Tết xưa và hiện tại.
Trải qua nhiều cuộc thi sát hạch, hơn 60 ông đồ đã cùng nhau tề tựu tại khu di tích Hồ Văn trong chuỗi ngày kéo dài của hội chữ xuân 2018. Khung cảnh đầy hoài cổ của Tết xưa mang đến một trải nghiệm rất mới cho người dân Thủ đô.
Nhịp độ chuẩn bị cho năm mới tại phố phường không bị sự xô bồ lấn át, trái lại, vẫn đầy háo hức, khiến mỗi khoảnh khắc được ghi lại tại các thành phố bởi những “Chiếc Xe Chở Yêu Thương” tuy bình dị nhưng lại trở nên ý nghĩa.