Page thông tin Chính phủ cảnh báo thói quen vào mùa nồm có thể gây nguy cơ cháy nổ: Nhiều gia đình Việt đang làm

Nguyên An, Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn 21:22 21/02/2025
Chia sẻ

Khu vực miền Bắc nước ta hiện nay đang trong thời tiết nồm, áo quần lâu khô dẫn đến nhu cầu sử dụng thiết bị này tăng cao.

Thời tiết nồm ẩm kéo dài, dẫn đến nhà cửa thường trong tình trạng ẩm ướt, áo quần phơi mãi không không gây nên nhiều bất tiện cho mọi người. Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng máy hút ẩm và máy sấy tại nhà của người dân tăng cao. Mặc dù mang đến nhiều sự thuận tiện, tuy nhiên thói quen sử dụng máy sấy cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.

Ngày 21/2, fanpage Thông tin Chính phủ đã đưa ra cảnh báo và nhắc nhở mọi người cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản để phòng tránh nguy cơ cháy nổ khi sử dụng máy sấy. Bên cạnh đó, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) cũng cho biết, nếu người dân sử dụng các thiết bị sấy quần áo không đúng cách hoặc mua phải các sản phẩm kém chất lượng, không đúng tiêu chuẩn sẽ dẫn đến nguy cơ cháy, nổ cao hơn. 

Page thông tin Chính phủ cảnh báo thói quen vào mùa nồm có thể gây nguy cơ cháy nổ: Nhiều gia đình Việt đang làm- Ảnh 1.

Máy sấy quần áo bị cháy. Ảnh: Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Để đảm bảo an toàn cho gia đình và bản thân, mọi người cần phải hiểu rõ nguyên nhân, cách phòng ngừa và giải pháp khi gặp sự cố liên quan đến cháy, nổ từ máy sấy quần áo. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc máy sấy quần áo bị cháy nổ:

1. Máy sấy không được vệ sinh định kỳ

Một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cháy máy sấy là do không vệ sinh kỹ lưỡng. Do bẫy lọc của máy không thể bắt tất cả xơ vải từ quần áo, xơ vải tích tụ lại sẽ dễ bắt lửa trong bộ phận làm nóng hoặc ống xả, từ đó châm ngòi cho ngọn lửa. Tình trạng tắc nghẽn trong hệ thống thông gió cũng góp phần làm tăng nhiệt độ, từ đó dễ dẫn đến cháy.

2. Bộ điều khiển gặp vấn đề

Các lỗi cơ khí và điện tử như đoản mạch, bộ phận làm nóng bị hỏng, và dây điện cũ kỹ làm tăng rủi ro cháy nổ cho máy sấy, đặc biệt các thiết bị đã cũ và ít được bảo dưỡng định kỳ.

3. Không làm đúng theo hướng dẫn sử dụng

Việc sử dụng máy sấy sai hướng dẫn, làm khô các vật dụng không an toàn như: thảm cao su hoặc nhựa vinyl, hay nhồi quá nhiều quần áo cản trở quá trình thông gió cũng là những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao.

Những mặt hàng này thường sẽ có nhãn cảnh báo khuyến cáo không nên cho vào máy sấy. Nếu người dân chủ quan, vẫn cố gắng nhồi quá nhiều vào máy sấy sẽ ngăn cản quá trình thông gió thoát khí và gây áp lực lớn hơn cho động cơ quay lồng.

Page thông tin Chính phủ cảnh báo thói quen vào mùa nồm có thể gây nguy cơ cháy nổ: Nhiều gia đình Việt đang làm- Ảnh 2.

Đôi khi sự bất cẩn khi sử dụng máy sấy quần áo sẽ gây ra nhiều hiểm họa khôn lường. Ảnh: Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

 

4. Nguồn điện không ổn định

 

Điện áp quá cao hoặc quá thấp có thể gây hư hỏng máy sấy và tăng nguy cơ cháy nổ. Vì vậy, trước khi sử dụng máy sấy, chúng ta cần kiểm tra kỹ nguồn điện và đảm bảo rằng nó đang hoạt động ở mức an toàn.

5. Vị trí lắp đặt không phù hợp

Việc lắp đặt máy sấy gần các vật liệu dễ cháy như rèm cửa, thảm hoặc tủ quần áo có thể tạo ra nguy cơ cháy, nổ. Vì vậy, khi lắp đặt máy sấy tại nhà, người dân cần lưu ý đảm bảo khoảng cách an toàn giữa máy và các vật liệu dễ cháy.

6. Để quên vật dễ cháy nổ trong quần áo

Đây là một trong những hành động bất cẩn nhưng gây nguy hiểm nhất khi sử dụng máy sấy. Đã có những trường hợp xảy ra sự cố nặng nề chỉ vì để quên vật liệu dễ cháy nổ trong quần áo và cho vào máy sấy. Nhiều người có thói quen hút thuốc lá và để bật lửa trong túi áo hoặc túi quần. Nếu chẳng may để quên bật lửa và cho vào máy sấy, dưới tác dụng của nhiệt sẽ có nguy cơ hỏa hoạn rất cao.

(Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày