Ông chú mang "cục gạch" gia truyền đi kiểm định, tự tin tuyên bố: Nếu là 200 năm trước, mọi người sẽ phải quỳ gối!

Tiểu Ngọc, Theo Trí Thức Trẻ 20:46 27/06/2021

Ông chú cho rằng giá trị "viên gạch" do tổ tiên để lại phải đạt 100 triệu NDT (tương đương 356 tỷ đồng).

Sưu tầm đồ cổ là niềm đam mê của rất nhiều người yêu thích lịch sử, tuy nhiên một số người khác chỉ đơn giản muốn kiếm tiền từ ngành công nghiệp này.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực đen trắng lẫn lộn này, cơ hội để mua được một đồ cổ thực sự có giá trị là không nhiều. Không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức về lịch sử, văn hóa cũng như khảo cổ để có thể tự mình định giá cổ vật. Vì vậy "Kiểm định bảo vật" là một trong những chương trình thu hút được rất nhiều dân "nghiệp dư" trong ngành tham gia.

Trong tập gần nhất của chương trình, một ông chú lớn tuổi đã mang theo "viên gạch cũ" của mình đến nhờ các chuyên gia thẩm định. Theo lời chú kể, chính chú cũng không biết "viên gạch" này có trong gia đình từ khi nào, chỉ biết ông nội truyền cho cha, cha lại để lại cho chú. Chú luôn trân trọng viên gạch và cất nó ở nhà.

Ông chú mang cục gạch gia truyền đi kiểm định, tự tin tuyên bố: Nếu là 200 năm trước, mọi người sẽ phải quỳ gối! - Ảnh 1.

Viên gạch chú mang tới chương trình "Kiểm định bảo vật" (Ảnh: Toutiao)

Trước đó chú cũng đã quan sát "viên gạch" kỹ càng cũng như tham khảo qua các tư liệu lịch sử nên suy đoán rằng "viên gạch" này chắc chắn có giá trị không hề nhỏ. Thậm chí có thể lên tới 100 triệu NDT (tương đương 356 tỷ đồng).

Các chuyên gia tiếp nhận viên gạch và tiến hành kiểm định kỹ lưỡng. Kết quả "viên gạch cũ" này rất có khả năng xuất xứ từ thời vua Càn Long (1711-1799) - hoàng đế thứ sáu của Nhà Thanh.

Chủ nhân bảo vật nghe tới đây tự tin tuyên bố: "Vậy nếu là 200 năm trước, mọi người sẽ phải quỳ gối trước viên gạch này!". Cả trường quay cười ồ lên thích thú!

Đây thực chất là một con dấu được làm bằng đá Thọ Sơn (một loại đá quý ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc). Một mặt của con dấu được khắc lên dòng chữ "Đệ Nhất Tổ Đình" (Đệ nhất tổ tiên), một mặt được khắc "Sơn Sùng Ân Thiện Tự" (Chùa Sơn Sùng Ân) - dòng chữ từng được Càn Long chính tay viết tặng chùa Sơn Sùng Ân trong một lần du ngoạn Nghĩa Hưng, Vô Tích.

Căn cứ theo tiến trình lịch sử, "đệ nhất tổ tiên" ở đây chính là dòng họ "Ái Tân Giác La"- chủ nhân của nhà Thanh. Kiểu dáng cũng như trình độ điêu khắc của con dấu cũng mang những đặc điểm nổi bật của các nghệ nhân người Mãn thời bấy giờ.

Ông chú mang cục gạch gia truyền đi kiểm định, tự tin tuyên bố: Nếu là 200 năm trước, mọi người sẽ phải quỳ gối! - Ảnh 2.

Đây là một con dấu từ thời nhà Thanh (Ảnh: Toutiao)

Tuy nhiên, dù con dấu có xuất xứ từ triều đại nhà Thanh đi chăng nữa cũng không có bằng chứng xác thực nào chứng minh con dấu này thực sự thuộc sở hữu của Càn Long đế. Rất có thể nó chỉ là một bản sao chép lậu.

Hơn nữa nhà Thanh cách chúng ta khá gần nên không phải tất cả những vật có xuất xứ từ thời này đều là bảo vật. Cuối cùng chuyên gia của chương trình đã đã đưa ra mức giá 20.000 NDT (hơn 71 triệu đồng).

Nghe xong giám định của các chuyên gia, người đàn ông hụt hẫng vô cùng. Ông đã đặt kỳ vọng vào cổ vật quá cao. Đặc biệt đã từng từ chối một tay buôn đồ cổ với giá 50.000 NDT.

Nguồn Kknewsi